Trước lễ bốc thăm cả hai vị HLV đều có mong muốn Việt Nam và Thái Lan không cùng bảng với Hàn Quốc và Nhật. Đơn giản vì hai ông thầy này không muốn vừa đối đầu với đội bóng quê hương, vừa gặp đối thủ có thực lực mạnh hơn lại hiểu hết về mình.
Ở bảng D, đội U-23 Việt Nam gặp các đối thủ Triều Tiên, Jordan và UAE. Dựa trên thứ hạng mùa giải trước thì Việt Nam là đội hạt giống số một nhưng thực tế thì cả ba đội còn lại đều được đánh giá thực lực cao hơn.
Chính vì ngại gặp Hàn Quốc mà HLV Park Hang-seo sẽ phải mong muốn cầu thủ mình đứng đầu bảng D nhằm tránh đội đầu bảng C nhiều khả năng là Hàn Quốc (nếu không thì Iran hay Uzbekistan đều rất mạnh).
Việt Nam từng thắng Jordan ở Asian Cup và lần này thầy trò ông Park gặp lại ở giải U-23 châu Á. Ảnh: ANH HỮU
Trường hợp nhì bảng thì sẽ phải tính chuyện hạ knock out từng đối thủ như vòng chung kết U-23 châu Á 2018 đã hoàn thành.
Hãy thử tính cửa khó, tức nhì bảng và gặp đội nhất bảng C là Hàn Quốc hoặc Iran hay Uzbekistan. Trong số các đội này Hàn Quốc được đánh giá là “hàng khủng”, lại quá hiểu thầy Park. Iran thì mạnh nhưng bóng đá Việt Nam rất có duyên gặp các đội Tây Á. Hồi Asiad 17 Việt Nam từng đánh bại 4-1. Uzbekistan thì từng đánh bại thầy trò ông Park ở trận chung kết tại Thường Châu nhưng bây giờ đối thủ này chỉ còn lại một vài cầu thủ trong “thế hệ vàng” của mình.
Thêm một yếu tố là U-23 Nhật ở bảng B cùng với Qatar, Saudi Arabia và Syria nhưng Nhật là chủ nhà Olympic 2020 nên trong trường hợp nếu Nhật vào nhóm có huy chương thì lúc đó khu vực châu Á được mở rộng thêm đội thứ tư của vòng bán kết lấy suất cuối. Mà khả năng Nhật nằm trong nhóm huy chương là rất cao, thậm chí đến 95%.
Chính vì thế mấu chốt của vấn đề mang tính sống còn của U-23 Việt Nam là đánh bại được đối thủ ở tứ kết thì cửa đi Olympic Tokyo sẽ mở toang.
Lịch thi đấu vòng chung kết U-23 Việt Nam Việt Nam - UAE (10-1-2020). Việt Nam - Jordan (13-1-2020). Việt Nam - Triều Tiên (16-1-2020). |