Bạn đọc ý kiến về người mắc bệnh tâm thần phạm tội

(PLO)- Thời gian qua đã xảy ra không ít vụ việc người mắc bệnh tâm thần phạm tội gây ra những hậu quả hết sức đau lòng, khiến không ít người xót xa đồng thời đưa ra những ý kiến, giải pháp của mình để quản lý tốt hơn đối với những người này. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây nhất, PLO đưa tin về một vụ việc hết sức đau lòng ở TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam qua bài viết: “1 người tâm thần cầm cây sắt nhọn tấn công người khác tử vong”. Hiện công an đang tạm giữ hình sự đối với nghi phạm này để tiếp tục điều tra làm rõ. Qua khai thác ban đầu, công an xác định nghi phạm là người bị tâm thần.

Bình luận về sự việc, bạn đọc Nguyễn Tiến đau xót: “Lại tâm thần. Mấy người kiểu này sao không cho vào trại, cứ để tự do ngoài xã hội gây nguy hiểm cho người khác vậy”.

Còn bạn Lê Dung thì chia sẻ: “Những người bị tâm thần người thân nhiều khi không nỡ đưa vào trại tâm thần, cứ để sống chung với gia đình như vậy. Nhưng khi họ lên cơn bệnh thì hậu quả thật đau lòng”.

“Người tâm thần nên kiểm soát chặt cho yên ổn. Chỗ tôi có người bị tâm thần nửa đêm cứ hò hét rồi lấy đá ném sang các nhà khác, bị người khác bức xúc đánh mấy lần nhưng lần sau vẫn không chừa mà tiếp tục”, bạn đọc Xuân Tiến ý kiến.

Trong khi đó một số bạn đọc khác lại có cái nhìn nhẹ hàng hơn, họ cho rằng người bị tâm thần bản thân họ rất đáng thương, không ai mong muốn mình bị như vậy. Tuy nhiên, người nhà nên trông chừng cẩn thận để không làm hại đến người khác. Một bạn đọc chia sẻ: “Đứng vào hoàn cảnh gia đình họ mới hiểu được, không ai muốn người thân mình bị như vậy. Họ cũng muốn đưa vào trại tâm thần, hay cách ly nhưng mà không nỡ”.

Bạn-đọc-ý-kiến-về-người-mắc-bệnh-tâm-thần-phạm-tội.jpg
Người tâm thần gây án chết người ở tỉnh Quảng Nam đang bị công an tạm giữ. Ảnh: CTV

Trao đổi với PLO, luật sư Bùi Quốc Tuấn – Đoàn luật sư TP. HCM cho biết, bệnh tâm thần là một loại bệnh bao gồm nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau. Khi người mắc bệnh tâm thần phạm tội, tùy vào mức độ vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm.

Về trách nhiệm hình sự

Thứ nhất, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Bệnh lý của người thực hiện hành vi phạm tội phải được một Hội đồng giám định pháp y về tâm thần do Bộ luật tố tụng Hình sự quy định tiến hành giám định, xác định và kết luận bằng một bản kết luận giám định pháp y tâm thần. Bản kết luận giám định là căn cứ để các cơ quan tố tụng xem xét trách nhiệm hình sự của họ.

Thứ hai, theo quy định của Luật hình sự, những người mắc bệnh tâm thần phạm tội vẫn có khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp có kết luận của Hội đồng giám định y khoa kết luận rằng họ chỉ bị hạn chế năng lực hành vi, chứ không phải mất năng lực hành vi.

Trường hợp người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng khi bị kết án đã lâm vào tình trạng mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định tâm thần, tòa án có thể quyết định đưa người phạm tội vào một cơ sở điều trị để được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh, người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm dân sự

Căn cứ khoản 3 Điều 586 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định như sau: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.

Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trường hợp nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường

Theo các quy định trên thì khi người mắc bệnh tâm thần sẽ phải bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về người giám hộ của người thâm thần, người mất năng lực hành vi dân sự.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm