Băn khoăn việc thông tin chuyên ngành nào được tích hợp vào thẻ căn cước

(PLO)- Đại biểu Quốc hội đề nghị cần làm rõ những thông tin chuyên ngành nào được tích hợp, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu dân cư thông qua thẻ căn cước vì có thể làm ảnh hưởng đến đời tư của công dân.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 22-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự Luật Căn cước. Góp ý vào dự luật, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn) bày tỏ sự băn khoăn với việc thu thập tích hợp cả những “thông tin khác” của công dân được chia sẻ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

“Tôi đề nghị cân nhắc thêm về quy định này bởi các cơ sở dữ liệu chuyên ngành rất nhiều như y tế, giáo dục, lao động, thuế, chứng khoán…” - ĐB Thuỷ nói và lấy ví dụ chỉ riêng Bộ Tài chính đến nay ban hành 12 cơ sở dữ liệu chuyên ngành, nếu thêm các bộ ngành khác sẽ có tới hàng trăm cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn). Ảnh: QH

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ (đoàn Bắc Kạn). Ảnh: QH

ĐB Thuỷ cũng cho rằng “thông tin khác” của công dân ở đây “chưa rõ là những thông tin gì”, chung chung, vì vậy việc chia sẻ dữ liệu của công dân cần cân nhắc vì nó liên quan đến “đời sống riêng tư của công dân”.

Liên quan đến chủ thể được khai thác thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ĐB Thuỷ lưu ý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư rất rộng, chẳng hạn như số điện thoại, nếu không được quản lý phù hợp sẽ gây phiền cho công dân.

Theo đó, bà đề nghị cần quy định cụ thể trong ngay trong luật về phạm vi thông tin mà từng chủ thể được khai thác, theo nguyên tắc bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ từng chủ thể. Đồng thời, chỉ giao Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục quá trình thu thập khai thác thông tin.

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). Ảnh: QH

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). Ảnh: QH

ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đặt vấn đề ghi quê quán theo quê bố trong khi bố đã xa quê gốc, thậm chí ra nước ngoài sinh sống 3-5 đời hoặc lâu hơn nữa thì ghi thế nào. "Rất nhiều người lúng túng việc này" - ông nói.

Theo đó, ông đề nghị Bộ Công an nghiên cứu hướng dẫn công dân khai báo quê quán "sao cho hợp lý, đúng, khoa học và thống nhất”.

“Lúc tôi đang còn nhỏ, các mục này đều có cả nhưng dần dần về sau bị mất đi. Cần phải khai đủ vì bốn mục này có thể giống nhau nhưng cũng có thể khác nhau, cần mở rộng ra như vậy để rõ ràng, dễ khai, dễ quản lý, không nên rút gọn lại” - ông nói và đề nghị trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần ghi đủ các mục như “nơi sinh, trú quán, quê quán, nguyên quán”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm