Bangladesh: Công nhân may biểu tình đòi tăng lương gấp 3, hàng trăm nhà máy đóng cửa

(PLO)- Hàng trăm nhà máy may mặc ở Bangladesh phải đóng cửa do công nhân biểu tình nhiều ngày liền đòi tăng lương lên gấp 3, trong khi phía các chủ nhà máy chỉ đồng ý tăng 25% lương hiện tại.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 2-11, cảnh sát Bangladesh cho biết hàng trăm nhà máy may mặc ở nước này đã phải đóng cửa do hàng nghìn công nhân biểu tình từ nhiều ngày qua đòi tăng lương, theo hãng tin AFP.

Cảnh sát cho biết công nhân đã bắt đầu biểu tình từ cuối tuần qua và yêu cầu tăng lương gần gấp 3 lần. Trong khi đó, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh - đại diện cho các chủ nhà máy - chỉ đề xuất tăng lương 25%.

“Hơn 250 nhà máy may mặc đã phải đóng cửa do các cuộc biểu tình. Có tới 50 nhà máy bị cướp bóc và phá hoại, trong đó có 4 hoặc 5 nhà máy đã bị đốt cháy” - ông Sarwar Alam, Cảnh sát trưởng TP Gazipur (miền trung Bangladesh), cho biết.

Cảnh sát phải bắn hơi cay và lựu pháo vào gần 1.000 công nhân biểu tình.

Bangladesh: Hàng nghìn công nhân biểu tình bạo lực đòi tăng lương khiến hàng trăm nhà máy đóng cửa
Cuộc biểu tình bạo lực của công nhân may đòi tăng lương ở Bangladesh. Ảnh: AFP

Tương tự, tại vùng Ashulia, ngoại ô thủ đô Dhaka, phó cảnh sát trưởng Ashulia - ông Mahmud Naser nói với AFP rằng "ít nhất 50 nhà máy rất lớn” với khoảng 15.000 công nhân đã đóng cửa.

Tại quận Mirpur, phía tây thủ đô Dhaka, cảnh sát mặc trang phục chống bạo động, bắn đạn cao su, hơi cay và lựu pháo vào gần 5.000 công nhân đang phong tỏa một con đường khi cuộc biểu tình bước sang ngày thứ 3.

Bangladesh: Hàng nghìn công nhân biểu tình bạo lực đòi tăng lương khiến hàng trăm nhà máy đóng cửa
Hàng nghìn công nhân đã chặn các con đường xung quanh thủ đô Dhaka (Bangladesh) để biểu tình đòi tăng lương trong những ngày qua. Ảnh: AFP

Theo AFP, ngành may mặc chiếm khoảng 85% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của Bangladesh, cung cấp cho các thương hiệu thời trang lớn của phương Tây như Adidas, Gap, H&M và Levi Strauss.

Quốc gia Nam Á này có tới 4 triệu công nhân làm trong ngành may mặc (phần lớn là phụ nữ) đang sống trong điều kiện vô cùng khó khăn với mức lương hàng tháng khởi điểm là 8.300 taka (75 USD) trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm