Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Phát biểu tại lễ trao giải, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã gửi lời chúc mừng đến các nhà báo lão thành cách mạng, các nhà báo đang sống và làm việc tại TP.HCM.
Các nhà báo (từ trái qua: Tổng biên tập báo Người Lao Động Tô Đình Tuân; phóng viên Duyên Phan, báo Tuổi Trẻ và Trưởng Ban Thời sự Chính trị báo Pháp Luật TP.HCM Lê Minh Cường) giao lưu tại buổi lễ trao giải Ảnh: HOÀNG GIANG
Trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm báo TP, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng phản ánh thông tin thiếu khách quan, trung thực; xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp một bộ phận người làm báo...
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, trao giải cho các nhà báo đoạt giải. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao 66 tác phẩm đạt giải. Trong đó, Báo Pháp Luật TP.HCM đạt 7 giải, với ba giải nhì, ba giải ba và một giải khuyến khích. Trong đó ở thể loại điều tra, báo có 3 tác phẩm đoạt giải.
Kết quả Giải báo chí TP.HCM lần thứ 38, năm 2020 Ở nhóm 1 (tin, ảnh báo chí), giải nhất là tác phẩm Câu chuyện về ông chủ “ATM” gạo của Báo Người Lao động. Hai giải nhì gồm hai tác phẩm: “Người Sài Gòn dìu nhau qua đại dịch” của Báo Pháp Luật TP.HCM và “Biệt đội cứu hộ trong đêm” của báo Tuổi Trẻ. Ba giải ba, gồm: Phóng sự ảnh “Vì dân phục vụ” của Báo SGGP, phóng sự ảnh “Xe yêu thương” chở nước ngọt về miền Tây của Báo Giáo dục TP.HCM, tác phẩm Những “bác sĩ” ống nước của Báo Tuổi Trẻ. Ở nhóm 2 (chính luận), tác phẩm đạt giải nhất thuộc về loạt bài: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới của Báo SGGP. Hai giải nhì, gồm tác phẩm “Ba nước cờ nguy hiểm của Trung Quốc ở biển Đông” của Báo Pháp Luật TP.HCM và tác phẩm “Trung Quốc lợi dụng dịch để lấn tới” của báo Người Lao động. Bốn giải ba, gồm các tác phẩm: Chuyên đề “Biển Đông: Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền” của Báo Phụ Nữ TP.HCM, “Sản phẩm văn hóa - du lịch TP.HCM: Muốn đặc trưng phải xứng tầm” của Báo SGGP, “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng – Tăng đồng thuận, vững niềm tin” của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, “Không để mất thời cơ lần thứ ba” của Báo Tuổi Trẻ. Ở nhóm 3 (phim tài liệu, điều tra, phóng sự, ký báo chí), giải nhất thuộc về tác phẩm “DK1 - 30 năm thành đồng trên biển” của báo Tuổi Trẻ. Năm giải nhì, gồm: tác phẩm “Băng móc túi quậy bạo ở khu vực Suối Tiên” của Báo Pháp Luật TP.HCM, “Ra biển lớn” của Đài Truyền hình TP.HCM, “Ấn tượng Việt Nam” của Báo Tuổi Trẻ, “Điều tra tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B -TP.HCM” của Báo Phụ nữ TP.HCM, Chuyên đề “45 năm rực rỡ tên vàng” của Báo Người Lao động. Ở nhóm 4 (phỏng vấn, tường thuật, ghi nhanh), tác phẩm đoạt giải nhất là Chuyên đề kỷ niệm ngày 30-4 “Khúc khải hoàn nối vòng tay lớn” của Báo Phụ nữ TP.HCM. Ba giải nhì, gồm: tác phẩm “Kinh tế biển và chủ quyền quốc gia” của Báo Người Lao động, “Thời đại của trí tuệ nhân tạo” của Đài Tiếng nói TP.HCM, “Những cách làm sáng tạo vì dân” của Báo SGGP. Bốn giải ba, gồm: tác phẩm “Vai trò kép của Việt Nam trên chính trường quốc tế” của Báo Pháp Luật TP.HCM, “Những con người truyền cảm hứng cho cộng đồng mùa Covid” của Báo Tuổi Trẻ, chuyên đề “Kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ” của Báo Phụ nữ TP.HCM, loạt bài “Nông thôn mới TP.HCM trên đà phát triển” của Báo SGGP. Ở nhóm 5 (công trình tập thể), giải nhất thuộc về tác phẩm: Chương trình “Một triệu lá cờ cùng ngư dân bám biển” của Báo Người Lao động. Hai giải nhì, gồm: “Mãi mãi một huyền thoại đường Trường Sơn” của Báo Tuổi Trẻ, “Mãi mãi vững niềm tin” của Đài Truyền hình TP.HCM. Ba giải ba, gồm các tác phẩm: “Những nỗ lực lớn của chính quyền và nhân dân TP.HCM trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19” của Báo Pháp Luật TP.HCM, chuyên đề “Góp ý, hiến kế cho TP.HCM” và diễn đàn “Phát triển TP.HCM thông minh, sáng tạo” của Báo Phụ nữ TP.HCM, loạt bài “Khắc phục tình trạng ‘nhạt Đảng’ trong sinh viên” của Báo SGGP. |