TP.HCM đề ra 6 phương án quản lý, sử dụng đất hiệu quả

Cụ thể, phương án thứ nhất là TP phải đánh giá hiệu quả việc quản lý và SDĐ. Phương án này gồm tổ chức nghiên cứu về hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả SDĐ cho tất cả loại đất trên địa bàn TP; Sở TN&MT tiếp nhận ý kiến giám sát, chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá; đề xuất việc điều chỉnh hệ thống quản lý đất đai, chính sách đất đai, quy hoạch SDĐ…

Phương án thứ hai là về thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Phương này gồm các giải pháp Sở TN&MT xây dựng kế hoạch SDĐ năm năm của TP.HCM, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tổ chức xây dựng quy hoạch SDĐ dựa trên quy định pháp luật, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức xây dựng kế hoạch SDĐ hằng năm trình UBND TP.HCM phê duyệt.

Phương án thứ ba là về tài chính đất đai. Trừ nội dung thuế và phí không thể thay đổi, có thể phân tích khả năng đổi mới trong bốn nội dung của tài chính đất đai.

Theo đó bao gồm quản lý giá đất và định giá đất (Sở TN&MT đề xuất giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất TP tiến hành thẩm định); thu tiền SDĐ, thuê đất (định giá đất sao cho phù hợp thị trường); xử lý giá trị đất đai tăng thêm tại các dự án phát triển hạ tầng; xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

Phương án thứ tư là vấn đề khá quan trọng: Quản lý tài sản công là nhà, đất do Nhà nước quản lý. TP.HCM đưa ra hai đề xuất để triển khai sắp xếp, điều chuyển đưa vào sử dụng hợp lý tài sản công là nhà, đất được hiệu quả.

Cụ thể, thứ nhất là thành lập một đoàn liên ngành do một lãnh đạo TP đứng đầu để thực hiện tổng rà soát việc sử dụng tài sản công là nhà, đất do Nhà nước quản lý theo định kỳ năm năm để đề xuất giải pháp xử lý.

Thứ hai là đối với việc giao đất, cho thuê đất cho các dự án đầu tư mà có nhà, đất do Nhà nước quản lý xen cài thì thực hiện thống nhất một quy trình.

Quy trình này là đối với trường hợp nhà đầu tư dự án nhận chuyển nhượng quyền SDĐ trên thị trường thì đặt ra yêu cầu phải nhận chuyển nhượng rộng hơn, nhằm trả lại Nhà nước một diện tích đất tương ứng với giá trị tài sản công xen cài sẽ được sử dụng cho dự án.

Phương án thứ năm của đề án là về hành chính đất đai gồm phần mềm quản lý thông tin đất đai, số hóa và chuẩn hóa dữ liệu…

Phương án thứ sáu là nâng cao hiệu quả của chuyển dịch đất đai theo quy hoạch, kế hoạch SDĐ.

Quá trình chuyển dịch đất đai luôn được bắt đầu từ khâu quy hoạch SDĐ, quy hoạch hợp lý tạo ra giá trị tăng thêm của đất và sẽ rất thuận lợi trong triển khai thực hiện quy hoạch này.

“Tiếp theo là việc chấp thuận và cho phép thực hiện các dự án đầu tư. Trong đó có thể xuất hiện nhu cầu điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế triển khai” - đề án nêu.


Thêm 1 cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thêm 1 cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(PLO)- Theo Nghị định 148 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm