Bầu Kiên bị khởi tố thêm tội lừa đảo, cố ý làm trái


Bị can Nguyễn Đức Kiên. Ảnh: Ngọc Quân (VNE)

Trên cơ sở đó, cơ quan điều tra quyết định khởi tố điều tra vụ án cố ý làm trái, đồng thời khởi tố bị can với ông Kiên về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bổ sung ông Kiên về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra cũng khởi tố, thực hiện lệnh bắt giam với hai bị can mới là Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến, giám đốc và kế toán trưởng Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội. Hai người này bị coi là đồng phạm với ông Kiên. Các bị can đã được dẫn giải về trại tạm giam Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ án.

Như vậy, cho đến nay ông Kiên bị điều tra về ba hành vi kinh doanh trái phép, lừa đảo, cố ý làm trái ở hai vụ án khác nhau.

Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamate, Hungary.

Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam - khi mới 30 tuổi. Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của ông Kiên được đánh giá là 805 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực thể thao, ông Nguyễn Đức Kiên là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF, Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội và thường được gọi là "bầu Kiên".

Hai tội danh bầu Kiên bị khởi tố

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo Hà Anh (VNE)


NGHĨA NHÂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới