Xương của "người khổng lồ" so sánh với xương của một người bình thường cùng niên đại
Vào năm 1991, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bộ xương hoàn chỉnh của một “người khổng lồ” trong nghĩa địa tại Fidenae - thành phố cổ cách thủ đô Rome khoảng 8 km về phía Bắc.
Gần đây, bộ xương được xác định của một thanh niên khoảng 16-20 tuổi, sống vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, có chiều cao 2,02 m, cao hơn rất nhiều so với chiều cao trung bình thời bấy giờ là 1,67 m. Theo các nhà khoa học, nếu sống thọ hơn, người này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ về chiều cao.
Simona Minozzi - một nhà nghiên cứu về bệnh tật thời cổ đại của Đại học Pisa - đã giải mã nguyên nhân người đàn ông này sở hữu chiều cao hiếm có là nhờ vào sự tồn tại của một khối u ở tuyến yên khiến tuyến yên sản xuất quá nhiều hoóc môn tăng trưởng.
Chàng trai này có dấu hiệu mắc bệnh tim hoặc bệnh về đường hô hấp nhưng nguyên nhân tử vong chính xác vẫn chưa thể xác định.
Chàng trai này có dấu hiệu mắc bệnh tim hoặc bệnh về đường hô hấp nhưng nguyên nhân tử vong chính xác vẫn chưa thể xác định.
Charlotte Roberts, một nhà khảo cổ của Đại học Durham tại Anh, cho rằng kết quả nghiên cứu của Minozzi rất thuyết phục nhưng cần làm rõ quan niệm xã hội bấy giờ về “người khổng lồ” và người La Mã có coi đây là bệnh để tìm cách chữa trị không.
“Chúng ta vẫn chưa biết gì về sự hiện diện của "người khổng lồ" trong xã hội La Mã. Thời đấy, khán giả rất thích xem những chương trình biểu diễn của người lùn hoặc người gù. Vì thế, rất có thể những người có chiều cao bất thường cũng sẽ đóng một vai trò nào đó trong hoạt động giải trí” - Charlotte Roberts nhận xét thêm.
Theo Linh San (NLĐO / Geographic)