“Tổng thống Putin muốn tái thiết sự vĩ đại của Nga, không phải trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, mà là giai đoạn thế kỷ 19, khi Nga là một đế quốc”, ông Putin nói trong một buổi phỏng vấn tại Hội nghị thường niên của Quỹ Peter G. Peterson của Quỹ hôm thứ Tư (14/5).
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở St. Petersburg, 6/9/2013. |
Một số luận điểm gần đây của ông Putin đã khuấy động mối quan tâm trong giới chính sách đối ngoại. Trong vài tuần qua, ông Putin đã nhiều lần nhắc đến các khu vực đông nam Ukraine là “Novorussia”, hoặc “nước Nga mới”, và ông đã nói rằng Nga có quyền can thiệp vì những kiều bào Nga sống trong khu vực này.
Trong một bài báo trên tờ Washington Post đăng tải tuần trước, nhà báo người Mỹ gốc Nga Masha Gessen đã đối chiếu một bài phát biểu ngày 18/3, trong đó ông Putin cho biết “ông tin rằng đường biên giới được vẽ trước đó – kể từ sau cuộc cách mạng năm 1917 - có thể và nên được vẽ lại".
" Nói cách khác, ông ấy đánh giá Nga hiện đại là người thừa kế đế chế Nga như nó đã được thành lập thời Nga Hoàng", bà Gessen viết.
Bà Gessen cũng lưu ý rằng Putin không nhìn nhận Ukraine như một quốc gia độc lập. Ông ấy cho rằng một phần của Ukraine thuộc về Nga, và phần còn lại thuộc về các nước Tây Âu.
"Các phần lãnh thổ ngày nay là ở Tiệp Khắc, một phần ở Hungary, một phần ở Áo, một phần ở đế chế Áo-Hung, các vùng ở Ba Lan", ông Putin nói trong một chương trình phỏng vấn thường niên trên truyền hình quốc gia hồi tháng Tư.
Tờ BusinessInsider bình luận rằng, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea trong tháng Ba, chính quyền Obama cũng đã cáo buộc Tổng thống Putin hành động theo luật lệ của quá khứ. “Không thể ở trong thế kỷ 21 mà cư xử như đang ở thế kỷ 19 bằng cách xâm lược nước khác bởi một lý do hoàn toàn vu khống”, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng đưa ra lời nhận xét về ông Putin vào hồi đầu tháng Ba.
Theo Tổng thống Obama, việc sáp nhập Crimea của Nga “được tiến hành bằng việc gửi quân đội và lấy đi một vùng đất ‘không phải là cách mà luật pháp quốc tế và tiêu chuẩn quốc tế có thể công nhận trong thế kỷ 21".
Chưa đầy hai tháng sau khi Nga sáp nhập của Crimea, lực lượng ly khai từ các vùng phía đông của Donetsk và Luhansk đã tổ chức trưng cầu dân ý. Kết quả không ngoài dự đoán, hai vùng đã tuyên bố ly khai thành một đất nước tự trị. Giờ đây, các nhà lãnh đạo trong vùng đã nộp đơn xin gia nhập Nga.
Ông Bill Clinton và ông Putin không trùng nhau nhiều về nhiệm kỳ tổng thống của mình. Tuy nhiên, họ đã từng gặp gỡ khi cả hai còn đương nhiệm. Ông Putin trở thành Tổng thống Nga vào năm 2000 - là năm cuối cùng ông Clinton còn tại vị. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, vợ của ông Bill Clinton, là người điều hành chính sách tái thiết quan hệ với Nga năm 2009, khi ông Putin vừa tạm rời khỏi ghế tổng thống để làm Thủ tướng Nga, cũng là giai đoạn đầu của chính quyền Obama.
Bà Hillary Clinton hồi tháng Ba từng nói rằng có vẻ ông Putin tin vào sứ mệnh của mình là để "phục hồi sự vĩ đại của Nga".