Bitcoin là tiền mã hóa, không phải tiền ảo

Bitcoin - một loại tiền mã hóa” (cryptocurrency), khác gì với tiền ảo? Bitcoin có phải là tài sản không, là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

tài sản

Bitcoin và các loại tiền mã hóa (cryptocurrency) nói chung được thiết kế mô phỏng theo các mỏ vàng trên trái đất, với ba đặc điểm. Thứ nhất, muốn khai thác vàng phải bỏ công sức, máy móc, vì vậy người ta dùng thuật ngữ “đào” (mining) tiền mã hóa, chứ không phải là tạo ra (generating) vô tội vạ như tiền điện tử. Thứ hai, số lượng vàng trên Trái đất là hữu hạn nên số lượng tiền mã hóa cũng là hữu hạn. Bitcoin tồn tại song song, giống như vàng tồn tại song song với bạc, bạch kim, kim cương.

Thứ ba, việc khai thác vàng lộ thiên dễ, càng về sau càng khó; việc đào bitcoin càng về sau càng khó; bởi vậy nó rất giống vàng, không bị tác động bởi lạm phát, chiến tranh tiền tệ giữa các quốc gia. Khi việc khai thác (mining) ngày càng khó thì giá cả của nó ngày càng tăng theo đúng quy luật giá trị của Mark.

Bitcoin là tiền mã hóa, không phải tiền ảo ảnh 1
ĐH FPT, trường đầu tiên thu học phí bằng bitcoin tại Việt Nam.

Trong khi các tiền ảo (virtual coin) thì nhà phát hành có thể chỉnh sửa các dòng lệnh tạo ra bao nhiêu đồng tiền tùy thích. Nó giống như việc ngân hàng trung ương có thể in ra bao nhiêu tiền giấy tùy thích và có quyền quyết định điều chỉnh tỉ lệ lạm phát. Những người “đào” bitcoin phải tuyển kỹ sư, lao động ngày đêm, tậu “trâu cày” (máy đào Bitcoin), nâng cấp “trâu cày”, nuôi trâu cày bằng tiền điện, làm mát trâu cày…

Đặc biệt không có cơ quan nào được xem là “phát hành” vàng, hay “phát hành” bitcoin mà chỉ có người trực tiếp đào, người tham gia trao đổi, mua đi bán lại sản phẩm đã đào và đưa vào thị trường lưu thông.

Vì được “bảo chứng” bởi giá trị (sức lao động, chi phí khai thác) nên tiền bitcoin liên tục tăng giá từ khi ra đời đến nay và các quốc gia đều coi nó như là một tài sản hợp pháp. Chưa thấy quốc gia nào cấm đào bitcoin, cấm sở hữu bitcoin. Sự khác nhau giữa chính sách các quốc gia chủ yếu xoay quanh việc bitcoin có được sử dụng như một loại tiền tệ, một phương tiện thanh toán hay không.

Từ “Hàng-đổi-Hàng” đến “Hàng-Tiền-Hàng”

Quyền tư hữu đối với tài sản là một quyền tự nhiên, nguyên thủy của con người khác với quyền bất khả xâm phạm “tay chân, mặt mũi” ở chỗ tài sản không chỉ bất khả xâm phạm mà nó có thể được trao đổi. Từ thời thượng cổ, con người chưa biết sử dụng tiền như một đơn vị trung gian phục vụ việc trao đổi hàng hóa, thì con người đã có quyền trao đổi trực tiếp: Hàng đổi Hàng.

Mô hình Hàng đổi Hàng (Barter) rất bất tiện cho việc trao đổi hàng hóa ở diện rộng, cản trở việc phát triển, vận hành một nền kinh tế lớn, bởi vậy khi cách tổ chức xã hội của loài người tiến hóa từ các thị tộc thành các “dân tộc” và hình thành nhà nước thì con người dùng một đại lượng trung gian nằm giữa quan hệ Hàng-Hàng để thuận tiện cho việc trao đổi, kinh doanh là “tiền” và mô hình Hàng-Tiền-Hàng đóng vai trò chủ đạo thay cho mô hình Hàng-đổi-Hàng.

Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thường được lựa chọn như một đơn vị trung gian và thoạt đầu nó được tính theo khối lượng, đơn vị thỏi, nén… làm tiêu chuẩn và được đối xử như thể “tiền tệ”. Những đơn vị tiền theo kiểu này mang tính xuyên quốc gia, nén vàng ở Trung Hoa cũng được thừa nhận như nén vàng ở đế chế Inca, mặc dù sức mua hàng hóa có thể không tương đương.

Nhưng câu hỏi làm sao phân biệt một nén vàng là thật, một nén vàng là giả, làm phát sinh nhu cầu xác lập một chủ thể trung gian, có độc quyền đúc tiền, bảo chứng cho chất lượng và khả năng thanh toán của nó ra đời. Nhà nước tham gia đáp ứng nhu cầu này với tư cách là một chủ thể phát hành và bảo chứng cho đồng tiền.

Ngược về lịch sử để thấy rằng việc phủ nhận một loại tài sản không có chức năng của đồng tiền (không có chức năng làm phương tiện thanh toán) không làm mất đi quyền của chủ sở hữu tiếp tục sử dụng tài sản đó trong quan hệ “Hàng-đổi-Hàng”.

 

Dùng bitcoin có bị tội không?

Có quan điểm cho rằng từ ngày 1-1-2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 BLHS 2015.

Có hai điểm cần làm rõ về Điều 206. Thứ nhất, khoản 1 Điều 206 chỉ áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chứ không áp dụng với các cá nhân, tổ chức. Thứ hai, chủ thể chỉ bị truy cứu nếu nó gây ra hậu quả thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu không gây thiệt hại tài sản thì không bị truy cứu. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm