Bộ Công an: Cảnh giác khi điện thoại nhận được tin nhắn ‘lệnh truy nã’

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc

Gần đây, nhiều người dân phản ánh việc nhận được các tin nhắn "lệnh truy nã". Nội dung tin nhắn nêu rõ thời gian ra quyết định và hành vi bị truy nã, đồng thời yêu cầu người nhận tin nhắn tự giác trình diện.

Khi nhận những tin nhắn nội dung tương tự nêu trên, không ít người hoang mang vì chưa được trang bị các kiến thức pháp luật cần thiết, từ đó tạo kẽ hở cho tội phạm lừa đảo lộng hành.

Bộ Công an khẳng định, cơ quan công an không gửi lệnh truy nã bằng tin nhắn điện thoại. Ảnh minh họa

Bộ Công an khẳng định, cơ quan công an không gửi lệnh truy nã bằng tin nhắn điện thoại. Các tin nhắn với nội dung tương tự là giả mạo, người dân cần cảnh giác tránh không bị kẻ gian lợi dụng để lừa đảo.

Theo đó, việc gửi, thông báo quyết định truy nã đã được quy định rõ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012 do liên Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao ban hành.

Quyết định truy nã phải được gửi đến các địa chỉ gồm: Công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã; công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn, hoặc gửi đến tất cả công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Cục Cảnh sát truy nã tội phạm (Bộ Công an); phòng cảnh sát truy nã tội phạm (công an cấp tỉnh), nơi ra quyết định truy nã; cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ); viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã; tòa án nhân dân có yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

Bên cạnh đó, quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.

Trung tá – Tiến sỹ Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, nhận định chiêu trò trên là một dạng lừa đảo mạo danh mà người dân cần cảnh giác, tránh bị lợi dụng.

“Thủ đoạn của chúng là đưa thông tin giả mạo để rung dọa người dân. Nếu nạn nhân tin, chúng sẽ dẫn dụ, yêu cầu chuyển tiền để chạy án, để xác minh… hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật khác” – ông Hiếu phân tích.

Vị trung tá khẳng định người dân cần biết rằng “không có chuyện cơ quan công an gửi lệnh truy nã bằng tin nhắn điện thoại”, việc thông báo quyết định truy nã phải thực hiện đúng theo quy định của Thông tư liên tịch 13/2012.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm