Bỏ giá ngất ngưởng để trúng đấu giá rồi xù như vụ Tân Hoàng Minh: Trị được không?

(PLO)- Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có biện pháp chế tài đủ mạnh để trị người trúng đấu giá bỏ cọc, làm lũng đoạn thị trường, gây dư luận xã hội không tốt...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 28-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Là người phát biểu đầu tiên, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) thống nhất với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản.

Tuy nhiên, ông cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu rà soát, đánh giá xem việc liệt kê những tài sản phải đấu giá như dự thảo luật đã đầy đủ chưa, có chồng chéo với các luật chuyên ngành không, có những loại tài sản có thể phát sinh mới trong cuộc sống mà không được ghi vào luật thì không được đấu giá hay không.

“Hay để Chính phủ quy định những tài sản phát sinh mới để không bỏ sót những tài sản cần phải báo giá riêng?”, đại biểu Hoà đặt vấn đề.

trúng đấu giá
Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp). Ảnh: QH

Góp ý về Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh sự cần thiết quy định trong luật và đề nghị nghiên cứu xã hội hóa tổ chức này, nhằm tăng cường tính cạnh tranh, minh bạch và chất lượng dịch vụ, sự lựa chọn của người có tài sản đấu giá.

Về quy định tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước (sửa đổi Điều 39), đại biểu tỉnh Đồng Tháp cho rằng đây là điều cần thiết để tránh lợi dụng việc tham gia đấu giá nhưng không nhằm mục đích gì hoặc tham gia đấu giá không nhằm mục đích mua tài sản mà để thông đồng, thoả thuận trả giá thấp, làm thất thu ngân sách, phát sinh tiêu cực.

Cũng theo ông Hoà, thực tiễn có nhiều trường hợp người trúng đấu giá chấp nhập bỏ cọc mà không thực hiện nghĩa vụ tài chính, làm lũng đoạn thị trường, gây dư luận xã hội không tốt như vụ Tân Hoàng Minh...

Để hạn chế, đại biểu đề nghị có biện pháp chế tài như: Phạt vi phạm hành chính; không cho tham gia đấu giá tài sản các lần sau...

Theo ông, có như thế mới giữ được kỷ cương trong hoạt động đấu giá tài sản, "không chấp nhận đối tượng nào có tiền dư muốn làm thế nào thì làm", làm xáo trộn thị trường.

trúng đấu giá
Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An). Ảnh: QH

Cùng vấn đề, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về tiền đặt trước. Tức là mức tiền đặt trước từ 5-20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.

Theo bà Dung, nếu nâng mức tiền đặt trước lên quá cao có thể ảnh hưởng đến quyền tự do tham gia giao dịch, giảm tính cạnh tranh, ít người tham gia đấu giá làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá.

Bà Dung lấy ví dụ, nếu nâng mức đặt trước lên 40-50%, khi tài sản có giá trị khởi điểm 1 tỉ, người tham gia đấu giá phải chuẩn bị nộp 400-500 triệu đồng tiền đặt trước, trong khi chưa chắc đã trúng đấu giá.

Vị đại biểu tỉnh Long An cũng đánh giá, thời gian qua có tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá với mục đích không tốt như để thao túng thị trường, hình thành mặt bằng giá mới chứ không phải muốn mua tài sản… và sẵn sàng mất cọc.

Tuy vậy, thay vì nâng mức đặt trước, bà Dung đề xuất nếu sau thời gian quy định mà người trúng đấu giá không nộp tiền mua tài sản, cũng không chứng minh được lý do bất khả kháng theo Bộ luật Dân sự thì ngoài mất cọc sẽ bị phạt thêm một khoản tiền khác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm