Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời câu hỏi khó của nông dân về 'treo ao, treo chuồng'

(PLO)-  Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ và cấp có thẩm quyền kiểm soát xuất khẩu các vật tư nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 29-5, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 đã diễn ra tại Sơn La. Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La tổ chức.

Là người đặt câu hỏi đối thoại đầu tiên tới Thủ tướng, ông Nguyễn Văn Thanh đến từ xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, Hà Nội đề cập đến vấn đề giá vật tư đầu vào của ngành nông nghiệp tăng cao khiến người nông dân gặp khó khăn.

“Thời gian vừa qua, giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi đồng loạt tăng cao khiến nhiều nông dân chịu thua lỗ, nhiều người phải treo ao, treo chuồng. Xin hỏi Thủ tướng có chính sách, biện pháp gì để bình ổn giá vật tư đầu vào, tiếp sức, hỗ trợ nông dân” – nông dân Nguyễn Văn Thanh đặt câu hỏi.

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 tổ chức tại Sơn La.

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 tổ chức tại Sơn La.

Trả lời, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết giá cả các mặt hàng tăng cao, trong đó có vật tư nông nghiệp là vấn đề toàn cầu, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xung đột chính trị xảy ra ở một số quốc gia.

Trước tình hình trên, Chính phủ, bộ ngành chức năng đã nỗ lực kiểm soát tình hình không để tăng giá. Đơn cử như hạn chế xuất khẩu một số vật tư, nguyên liệu có tính chiến lược, tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo không để tình trạng ép giá, ách tắc.

Đồng thời nghiên cứu các chính sách điều chỉnh thuế, phí, trong tình huống giá cả tiếp tục leo thang thì có công cụ nữa để xem xét đề xuất đến cấp có thẩm quyền trợ giá một số vật tư để giảm bớt khó khăn cho người nông dân.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương cho rằng vấn đề lạm phát, tăng giá, đứt gãy nguồn cung là vấn đề toàn cầu, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng.

Thời gian tới, Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành chức năng sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ và cấp có thẩm quyền để tiếp tục kiểm soát xuất khẩu các vật tư nguyên liệu thiết yếu phục vụ cho sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón để có nguồn cung, đồng thời cũng chủ trì để các doanh nghiệp này ngồi lại, bàn lại, chia sẻ khó khăn với người nông dân.

"Chúng tôi cũng tiếp tục kiểm tra, kiểm soát thị trường. Sẽ nghiên cứu, điều chỉnh một số loại thuế, phí như thuế giá trị gia tăng, làm sao hoàn thuế để giá thành phân bón giảm xuống, chia sẻ với nông dân. Nếu giá phân bón tiếp tục leo thang sẽ kiến nghị Chính phủ trợ giá cho nông dân" - ông Diên cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị đối thoại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị đối thoại.

Làm rõ thêm nội dung hỗ trợ nông dân trong lúc này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua, Chính phủ đã đề xuất và đang triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngay trong thời gian phòng chống dịch vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc, đồng hành của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tiền tệ như giảm lãi suất hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là các chính sách tài khóa như miễn giảm thuế, phí, lệ phí, tiền điện, nước.

Chính phủ cũng tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế…, đặc biệt là hạ tầng giao thông với hàng loạt tuyến cao tốc để giảm chi phí logistics. Đây là quyết tâm rất cao của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta có nguồn lực và đã bố trí nguồn lực để làm, không phải tính cua trong lỗ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.