Hai ngày qua rất nhiều bạn trẻ đã đến khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM để bày tỏ cảm xúc, tìm hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp vị Tổng Tư lệnh đấu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp.
Rưng rưng đôi dòng lệ, tay ôm bố hoa tươi thắm, hai người đồng chí, học trò của Đại tướng, trậm dãi, trang nghiêm bước đến trước di ảnh của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Hai người lính già bồi hồi, xúc động, kính cẩn trước di ảnh của người thầy giáo dạy sử uyên bác năm xưa. Sau phút tưởng nhớ thiêng liêng, họ cùng nhau tiến về khu vực bàn ghi cảm tưởng. Một người chiến sĩ ngoài 70 tuổi, mắt đỏ hoe, hai hàng lệ ngấn dài, tay run run, ông vừa viết vừa gượng đọc thật to, rõ những cảm xúc của mình đang được ghi lên trên trang giấy trắng phau phía trên có in hình vị Tổng tư lệnh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam – Võ Nguyên Giáp.
TS Hồ Hữu Nhựt mắt đỏ hoe, hai hàng lệ ngấn dài, tay run run, vừa viết vừa gượng đọc thật to, rõ những cảm xúc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đó là những hình ảnh về Tiến sĩ Hồ Hữu Nhựt, Nguyên Thứ Trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Thanh niên Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, Nguyên Ủy viên đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, hiện là Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học Trường ĐH Gia Định và Giáo sư Sử học Huỳnh Phú Hạnh, Nguyên là Chuyên viên cao cấp Bộ giáo dục và Thanh niên, một trong những người sáng lập trụ sở Đoàn Thanh niên miền Nam Việt Nam tại số 4 Duy Tân ( nay là Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM – 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1) tại buổi lễ tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiều qua (11-10) tại khu tượng niệm Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. Gia đình tôi đời đời nhớ ơn Đại tướng
TS Hồ Hữu Nhựt xúc động xem lại những cuốn sách lịch sử viết về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trưng bày tại khu tưởng niệm Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM
Xúc động, TS Hồ Hữu Nhựt kể, Dì của ông từng là người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Đại tướng từ thời kỳ đầu cách mạng đến khi giải phóng Thủ đô Hà Nội. “Sau ngày 19-8-1945, Dì được Bác Hồ điều chuyển, trao quyết định cho Dì là một trong 12 người thành lập Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam. Dì tôi bị ung thư và qua đời. Ngày Dì mất đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến tận nhà viếng. Đại tướng đã khóc trước sự ra đi của người đã từng chăm lo cho sức khỏe của mình. Gia đình tôi cảm kích vô cùng. Một vị Đại tướng biết chia sẻ nỗi buồn với những nhân viên cấp dưới dù chỉ ở vị trí công việc nhỏ nhất” – TS Nhựt nói. TS Nhựt chia sẻ thêm, gia đình ông còn mang ơn sự anh minh, biết suy xét của Đại tướng. “Chuyện là thời cải cách ruộng đất, bà nội tôi có ít đất canh tác, một số cán bộ làm công việc này cho rằng như vậy bà Nội tôi là địa chủ, sẽ bị thu đất. Nỗi khổ này được bà nội tôi gửi đơn giãi bày với Đại tướng. Suy xét bà nội tôi có bốn người con tham gia kháng chiến chống pháp, Đại tướng đã viết thư yêu cầu các cán bộ minh định lại, không xếp bà nội tôi vào diện địa chủ phải thu hồi đất nữa. Sự tỏ tường, công bằng trong cách giải quyết công việc của Đại tướng đã minh oan cho bà nội và gia đình tôi. Cả gia đình tôi mãi mãi ghi ơn Đại tướng. Sự sáng suốt, công tâm của Đại tướng cũng là động lực cho tôi noi theo những ngày làm cách mạng." "Cuộc đời tôi đã tứng nằm rừng, chạy giặc để làm cách mạng, có lúc gặp không ít khó khăn nhưng chưa khi nào tôi nản chí vì tôi biết mình đang đi theo tư tưởng đúng đắn của những vị lãnh tụ vĩ đãi như Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đối với gia đình tôi, Đại tướng không chỉ là nhà quân sự lỗi lạc, một vị tướng anh minh, một người thầy dạy sử uyên bác mà còn là một ân nhân” – TS Nhựt bộc bạch. Bài học chữ “Nhẫn” về Người
Rưng rưng dòng lệ, hai người lính già cùng xem lại cuộc đời của Đại tướng được ghi lại qua những cuốn sách trưng bày tại khu tưởng niệm Nhà Văn hóa Thanh Niên TP.HCM.
Giáo sư sử học Huỳnh Phú Hạnh bày tỏ, có rất nhiều bài học quý từ cuộc đời, sự nghiệp của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Song bài học về chữ Nhẫn là giá trị quý báu Người để lại cho đời sau. Sinh thời Người trải qua nhiều gian truân. Từng là cậu học sinh xuất sắc, khiến nhiều thầy giáo người Pháp phải buột miệng gọi là “con nuôi” vì sự ngưỡng mộ tài năng của Đại tướng. Song cũng chính từ cái cách gọi này mà đôi lần dư luận có cách nghĩ chưa đúng về đạo đức, tài năng của Người. Nhưng chính chữ Nhẫn cao cả đã giúp người vượt qua tất cả và trở thành vị anh hùng của đất nước. Chung tâm trạng, Tiến sĩ Hồ Hữu Nhựt nói thêm, chữ Nhẫn ở người là bài học sẽ mãi không mờ. “Người Nhẫn để thành công cách mạng, Nhẫn trong viết hồi ký, viết lịch sử. Đại tướng từng nói: Lịch sử chỉ diễn ra một lần nhưng người viết sử phải viết nhiều lần. Năm Người 70 – 75 tuổi Đại tướng còn miệt mài viết sách. Napoleon đã từng nói, thiên tài chỉ là sự kiên nhẫn lâu dài. Và Đại tướng là một minh chứng rõ nhất cho chữ Nhẫn này “ – TS Nhựt phân tích. Tiếp lời GS Huỳnh Phú Hạnh xúc động: “Bài học chữ Nhẫn ở Người chúng tôi theo học cả đời. Đây là bài học quý giá nhất không chỉ cho những người nghiên cứu, ghi chép lịch sử như chúng tôi mà còn là kho báu cho mọi thế hệ”.
Ba yếu tố căn bản dẫn đến thành công của Đại tướng + Là học trò xuất sắc của Bác Hồ, tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh, xử lí tình huống linh hoạt, sáng tạo. Tiến sĩ HỒ HỮU NHỰT |
Bài và ảnh: ANH PHÚ