Các di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn các vùng biên giới trong đó có Long Châu - Quảng Tây để hoạt động cách mạng. Ðây là một địa danh tiếp giáp với hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Long Châu làm nơi tập hợp lực lượng, huấn luyện cán bộ Việt Nam.

Phòng trưng bày ảnh và hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Long Châu.
Phòng trưng bày ảnh và hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Long Châu.

Theo dấu chân Người, việc tìm hiểu các di tích lịch sử ở Long Châu - Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, thắt chặt và phát triển tình hữu nghị của hai nước Việt - Trung. Mới đây, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp chính quyền tỉnh Quảng Tây tổ chức thành công hội thảo khoa học Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Long Châu.

Trong thời kỳ 1940-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động ở vùng biên giới Trung Quốc. Tháng 12-1940, Người ở Tĩnh Tây, sau đó, năm 1942-1943, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi khắp các nhà lao ở 13 huyện của tỉnh Quảng Tây như: Thiên Bảo, Tĩnh Tây, Quế Lâm, Liễu Châu.

Sau đó đến tháng 8-1944, Người đến ở Nà Pha, Long Châu. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường xuyên sang thăm, hoạt động cách mạng ở khu vực này. Ðặc biệt, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1-10-1949) và đến tháng 12-1949, tỉnh Quảng Tây được giải phóng hoàn toàn, thì tháng 1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật thăm Trung Quốc. Chặng đường của Người qua Long Châu, Nam Ninh (Quảng Tây) đến Bắc Kinh... rồi lại qua đường Long Châu về Việt Nam. Tháng 10-1950, Người ở Bố Cục quan, xóm Thủy Khẩu của Long Châu. Tháng 2-1951, Người ở Nam Ninh. Từ năm 1954, hòa bình được lập lại ở nước ta, miền bắc được giải phóng, Người đã nhiều lần đến thăm Bằng Tường, Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâm, Ðông Hưng.

Trong một loạt các sự kiện Bác Hồ ở Quảng Tây, năm lần Bác đến Long Châu, trong đó có một sự kiện quan trọng tháng 1-1950, Bác sang Trung Quốc, để từ Trung Quốc đi Liên Xô, sau đó chuẩn bị Chiến dịch Biên giới, Bác đi huyện Long Châu. Hiện nay, Nhà trưng bày Hồ Chí Minh tại số nhà 76 phố Nam, huyện Long Châu (Quảng Tây) lưu giữ nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật về Người. Trong đó ghi dấu ấn những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến: Trường tiểu học Hạ Ðông, xã Hạ Ðông, huyện Long Châu - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng một số thanh niên Việt Nam yêu nước đến nghỉ trước khi trở về Việt Nam năm 1944; Bệnh viện dã chiến Thủy Khẩu, Long Châu-nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm các chiến sĩ trong Chiến dịch Biên giới năm 1950; địa điểm nhà ông Nông Hữu Phúc-nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh khai hội tại Bố Cục năm 1950; nhà ông Nông Kỳ Chấn - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở năm 1944, tại thôn Nà Tạo (Long Châu).

Với Bảo tàng Hồ Chí Minh, bên cạnh việc bảo tồn, phát huy giá trị của toàn thể hệ thống di tích Hồ Chí Minh, việc phát triển những di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng Tây (Trung Quốc) rất có ý nghĩa. Ðây không chỉ là sự ghi lại tình cảm nồng thắm của nhân dân Quảng Tây với Bác Hồ, mà còn đáp ứng nguyện vọng của người dân Việt Nam muốn thấy rõ hơn quá trình hoạt động cách mạng của Bác, từ đó mở rộng tuyến du lịch theo chân Bác.

Chính quyền tỉnh Quảng Tây đã chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn các di tích có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh, xây dựng các phòng trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa danh có sự kiện về Người như: Di tích Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, tại số nhà 14, đường Trung Sơn, thành phố Quế Lâm; Di tích thôn Lộ Mạc; Nhà lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu, Long Châu; đặt tên Hồ Chí Minh cho những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến như Ðình Hồ Chí Minh ở Ðông Hưng...

Những di tích quý báu này góp phần thắt chặt và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

CHU ÐỨC TÍNH, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - (Theo Nhân Dân)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

(PLO)- Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược gồm 11 nội dung quan trọng.

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII

(PLO)- Tại Hội nghị lần này, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính là sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIV của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải bắt nhịp với sự vận động của thế giới, tìm ra con đường mang lại hòa bình, ổn định, thịnh vượng, phát triển và xây dựng vị thế cao hơn, vững chắc hơn cho đất nước trong kỷ nguyên mới.