Các thông tin cần biết về thu phí hạ tầng cảng biển TP.HCM

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 25-3, tại Trung tâm Báo chí TP.HCM, Sở GTVT TP và Sở TT&TT TP đã tổ chức họp báo thông tin về việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển ở TP.HCM (viết tắt là thu phí hạ tầng cảng biển).

Chính thức thu phí từ ngày 1-4

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM, cho biết sau thời gian thu phí thử nghiệm, từ 0 giờ ngày 1-4, TP sẽ chính thức thu phí hạ tầng cảng biển.

TP.HCM sẽ chính thức thu phí hạ tầng cảng biển từ ngày 1-4. Ảnh: CTV

Về hình thức nộp phí, các doanh nghiệp (DN) sẽ không nộp tiền mặt mà thông qua hệ thống ngân hàng. Hiện cảng vụ đang liên kết với ba ngân hàng để thu phí.

Ông Tuấn thông tin trong thời gian vận hành thử nghiệm từ ngày 16-2 đến nay đã có trên 2.000 DN thao tác trên hệ thống thu phí hạ tầng cảng biển. Hệ thống này được chia sẻ từ dữ liệu của hải quan. Dữ liệu sẽ tích hợp giữa hai đơn vị để tạo sự liên thông. Trong quá trình thử nghiệm, hệ thống thu phí đã đảm bảo vận hành thông suốt, đáp ứng nhu cầu của các DN.

Qua thời gian thử nghiệm, đa phần DN đều làm việc trên tờ khai điện tử của hải quan. “Tại đây, các DN chỉ cần một cú click thì có thể đồng bộ tờ khai hải quan và tờ khai của cảng vụ là có thể đóng luôn phí hạ tầng cảng biển nên vô cùng tiện lợi” - ông Tuấn chia sẻ.

Đối với việc đối soát dữ liệu, các đơn vị phải đảm bảo không làm ách tắc tại khu vực hàng hóa. Trong trường hợp có trục trặc thì có thể cho khách hàng mang hàng ra cảng, sau đó sẽ đối soát sau.

Lãnh đạo Cảng vụ đường thủy nội địa TP.HCM lý giải thêm về sự tiện lợi của việc thanh toán qua ngân hàng. Trong đó, khách hàng sẽ không ngại chuyện ngày nghỉ làm ảnh hưởng đến việc thanh toán phí hạ tầng, bởi hiện nay các ngân hàng đều làm việc trên hệ thống và làm 24/7.

Chú trọng đầu tư hạ tầng khu vực cảng biển

Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết phí thu từ hạ tầng cảng biển sẽ phục vụ đầu tư cho các nút giao, tuyến đường xung quanh khu vực hạ tầng cảng biển, góp phần giảm thời gian di chuyển, chi phí vận chuyển.

Trước thắc mắc của báo chí về việc dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến các DN, vậy TP có tiếp tục lùi thời gian thu phí? Ông An nhấn mạnh: TP.HCM luôn đặt lợi ích của DN lên trước hết. Tất cả yếu tố đều được cân nhắc, bao gồm thời gian thu phí và mức thu. Chúng ta thu sẽ đầu tư vào khu vực cửa khẩu cảng biển, hỗ trợ lâu dài cho DN chứ không phải trước mắt.

Theo ông An, toàn bộ số tiền thu vào sẽ đầu tư vào giai đoạn 2021-2025, với 14 dự án mà HĐND TP.HCM đã thông qua. Đơn cử như dự án mở rộng đường Nguyễn Thị Định, khép kín vành đai 3, vành đai 2, cầu Thủ Thiêm 4… Đây là những dự án trọng điểm sẽ thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

“Nếu chúng ta thu đúng từ tháng 7-2021 thì trong nhiệm kỳ này sẽ thu được 16.000 tỉ đồng. Trong khi đó, các dự án cần trong giai đoạn 2021-2030 là 93.000 tỉ đồng. Trong thời điểm ngân sách TP còn khó khăn, việc có thêm nguồn thu từ thu phí hạ tầng cảng biển là rất quan trọng” - ông An cho biết.

Hiện nay, việc thu phí hạ tầng cảng biển mới chỉ có Hải Phòng đã xây dựng và triển khai thu phí. Các mức thu đã được TP Hải Phòng tính toán chi tiết và cụ thể. Vấn đề này cũng được TP.HCM học hỏi có chọn lọc và cũng đã được HĐND TP.HCM thông qua. Tuy nhiên, mức thu của TP.HCM cũng đã được cân nhắc kỹ càng. Hiện mức thu trên chỉ bằng 50% so với mức thu của TP Hải Phòng.

Ông An chia sẻ trong Nghị quyết 10 - HĐND TP có nêu rõ: Trong quá trình triển khai thu phí, nếu có vấn đề phát sinh thì báo cáo UBND TP xem xét và giải quyết.

“Tới ngày 1-4 này, TP mới bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển chính thức, lúc này chúng ta mới vận hành hệ thống thu phí. Theo đó, sau ngày 1-4, chúng ta mới có thể sơ kết. Trường hợp có vấn đề thì mới tiến hành kiến nghị, điều chỉnh (nếu có) để trình HĐND TP.HCM xem xét” - ông An nhấn mạnh.•

hạ tầng cảng biển mới chỉ có Hải Phòng đã xây dựng và triển khai thu phí. Các mức thu đã được TP Hải Phòng tính toán chi tiết và cụ thể. Vấn đề này cũng được TP.HCM học hỏi có chọn lọc và cũng đã được HĐND TP.HCM thông qua. Tuy nhiên, mức thu của TP.HCM cũng đã được cân nhắc kỹ càng. Hiện mức thu trên chỉ bằng 50% so với mức thu của TP Hải Phòng.

Ông An chia sẻ trong Nghị quyết 10 - HĐND TP có nêu rõ: Trong quá trình triển khai thu phí, nếu có vấn đề phát sinh thì báo cáo UBND TP xem xét và giải quyết.

“Tới ngày 1-4 này, TP mới bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển chính thức, lúc này chúng ta mới vận hành hệ thống thu phí. Theo đó, sau ngày 1-4, chúng ta mới có thể sơ kết. Trường hợp có vấn đề thì mới tiến hành kiến nghị, điều chỉnh (nếu có) để trình HĐND TP.HCM xem xét” - ông An nhấn mạnh.•

 

Tại cuộc họp, ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT&TT, cho biết: Đề án thu phí hạ tầng cảng biển đã được HĐND TP.HCM thông qua. Trong đó, TP đã thống nhất thu phí không dùng tiền mặt và thu qua ngân hàng để đảm bảo công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho DN.

Các đối tượng thu phí hạ tầng cảng biển

Đối tượng thu phí hạ tầng cảng biển bao gồm các đơn vị sử dụng kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu ở TP.HCM.

Cụ thể, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển ở TP.HCM.

Ngoài ra còn có các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa gửi kho ngoại quan mở tờ khai tại hải quan ngoài cửa khẩu tại các tỉnh, TP khác nhưng làm thủ tục chuyển cửa khẩu và thực hiện niêm phong hải quan tại các chi cục hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan TP.HCM.

Các trường hợp được miễn thu phí gồm: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm