Kể khi tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức đưa vào khai thác sử dụng, 6-11, ngã tư Nguyễn Trãi - Thanh Xuân trở thành nút giao thông 4 tầng.
Tầng dưới cùng là hầm chui, trên là đường bộ, rồi đường vành đai 3 trên cao và đường sắt Cát Linh - Hà Đông ở tầng trên cùng.
Cách đó 5,7km về phía Bắc, ngã tư Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu là nút giao thông 3 tầng, gồm đường chính, cầu vượt Mai Dịch, và trên cùng là phần nổi của đường sắt đô thị tuyến Nhổn - ga Hà Nội.
Tuyến metro này có phần ngầm, bắt đầu tư công viên Thủ lệ đi vào nội đô, đang tạm dừng thi công, chưa rõ thời gian tái khởi động. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội đang yêu cầu dự án sớm khai thác phần trên cao nối Nhổn - công viện Thủ Lệ trong năm 2022.
Dọc theo tuyến đường sắt trên cao 2,5km về phía Đông là tới cầu vượt ô Cầu Giấy, ngay sát cây cầu đường bộ nhỏ bắt qua sông Tô Lịch. Đây là nút giao thông ba tầng, mà tầng giữa là phần cầu vượt nối lên đường đắp trên cao, nối ô Cầu Giấy với chợ Bưởi. Tuyến đường này được Hà Nội làm mới hơn 10 năm trước, trên phần đất lưu không sát đường Bưởi cũ.
Cũng ở khu vực phía Tây thành phố còn có nút giao thông Trung hòa, với 3 tầng xe chạy gồm: hầm chui nối đường Trần Duy Hưng - đại lộ Thăng Long, đường bộ và đường vành đai 3 trên cao.
Cũng ở khu vực phía Tây thành phố còn có nút giao thông Trung hòa, với 3 tầng xe chạy gồm: hầm chui nối đường Trần Duy Hưng - đại lộ Thăng Long, đường bộ và đường vành đai 3 trên cao. Trong đó hầm chui được thông xe năm 2016.
Từ nút giao thông này, bạn có thể theo đại lộ Thăng Long tới núi thiêng Ba Vì nằm sát sông Đà, trên địa phận tỉnh Hà Tây cũ, hoặc đi các tỉnh Hòa Bình và các tỉnh Tây Bắc theo quốc lộ 6. Ngoài ra, đây là trục đi các tỉnh Đông Bắc, theo các tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội - Lạng Sơn...
Cách đó 900m về hướng Đông Nam là hầm chui ngã tư Lê Văn Lương, Tố Hữu. Khi hoàn thành, đây sẽ là nút giao thông 3 tầng tương tự như nút giao thông Trung Hòa, mà tầng trên cùng là đường vành đai 3 trên cao.