Theo đó, hoạt động GTVT đường bộ ở TP.HCM, bao gồm: 615.392 xe ô tô, 7.241.693 xe máy làm phát sinh ra các khí thải độc, như: NOx, CO, SO2, CH4... Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trên địa bàn TP.HCM.
Dân khổ vì ô nhiễm không khí
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM), khí thải từ mô tô, xe máy đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn cho TP.HCM.
Hiện nay, tình trạng xe buýt, xe máy, mô tô… thải khói đen vào môi trường và người đi đường diễn ra khá phổ biến. Nhiều xe ô tô, xe máy, xe buýt cũ… thải khói đen ngòm làm người dân phải phát sợ. Kinh khủng hơn là những lúc tắc đường, nhiều phương tiện phía sau sẽ hứng trọn những làn khói đen độc hại từ ống pô xe thải ra ùn ùn. Người đi xe máy phía sau chẳng còn cách nào ứng phó ngoài bịt mũi, che mặt.
Khói đen từ xe buýt thải thẳng vào những người đi đường. Ảnh: TH
Nhiều người dân phải “chịu trận” vì phải chạy phía sau những chiếc xe phun khói. “Tôi thường xuyên bị khói đen từ những chiếc xe cũ xả thẳng vào mặt. Đường không kẹt xe còn đỡ, mấy hôm kẹt xe phải đứng chịu trận. Cứ gặp tình trạng này mãi thì sẽ bị những bệnh về hô hấp”, chị Nguyễn Hồng Hạnh ngao ngán.
Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐH Quốc gia TP.HCM), khí thải từ mô tô, xe máy đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn cho TP.HCM. Ô nhiễm không khí ở TP.HCM ngày càng trầm trọng và tương lai sẽ càng tăng nếu chúng ta không có mục tiêu cụ thể, các hành động kịp thời.
Nhiều giải pháp giảm ô nhiễm không khí
Trong thời gian qua, Sở TN&MT đã và đang tiếp tục thực hiện quan trắc chất lượng không khí tại 12 vị trí quan trắc tại cửa ngõ giao thông của thành phố nhằm theo dõi diễn biến chất lượng môi trường không khí.
Kết quả đo đạc chất lượng không khí 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy, so với năm 2011, chỉ tiêu NOx (oxít nittơ) tại các trạm quan trắc có mức giảm từ 76%-90%; chỉ tiêu CO (ôxít cacbon) tuy không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng cũng giảm với mức giảm từ 19%-42%; chỉ tiêu bụi lơ lửng giảm với mức giảm từ 1%-29% tại các vị trí Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng-Điện Biên Phủ, An Sương. Lý do giảm được một số chỉ tiêu là nhờ các công trình ở khu vực này đã hoàn thành công việc xây dựng, nên đã góp phần giảm ô nhiễm không khí do giao thông.
Liên quan đến mục tiêu của TP.HCM giao, thời gian qua, Sở GTVT đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm 70% lượng phát thải ô nhiễm không khí tăng thêm do hoạt động giao thông vận tải tại TP.HCM (đến năm 2020).
Cụ thể, đã triển khai cho các đơn vị tham gia đề án đầu tư thay thế 1.680 xe buýt giai đoạn 2014-2017 (đề án 1680) theo Quyết định 4456/QĐ-UBND ngày 26-8-2016 của UBND thành phố; Thực hiện thay thế phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (khí thiên nhiên nén CNG)…
Đặc biệt là việc triển khai các biện pháp hạn chế lưu thông đối với phương tiện giao thông cá nhân, đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng, điều tiết nhu cầu giao thông. Trong đó, đã báo cáo đầu kỳ đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP.HCM. Tính đến nay, Sở GTVT đã phối hợp với đơn vị tư vấn và các quận, huyện hoàn tất công tác khảo sát, phỏng vấn ý kiến hộ gia đình.
Một số giải pháp, nghiên cứu, thực hiện việc giảm 70% lượng phát thải ô nhiễm không khí (đến năm 2020):
|