Cần quy định cụ thể để tránh trục lợi khi tham gia đấu giá tài sản

(PLO)-  Cơ quan quản lý mong muốn pháp luật điều chỉnh để người tham gia đấu giá tài sản là tham gia thực sự, với mục đích mua tài sản chứ không phải mục đích trục lợi hoặc mục đích khác.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Video: Cần quy định cụ thể để tránh trục lợi khi tham gia đấu giá tài sản

Ngày 23-9, tại TP Cần Thơ, Bộ phận thường trực Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tổ chức Hội thảo nhận diện các quy định mâu thuẫn chồng chéo bất cập không còn phù hợp với với thực tiễn và đối thoại chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đấu giá tài sản.

Ông Lê Văn Tuấn – Trưởng phòng Quản lý Đấu giá tài sản, trọng tài, hòa giải thương mại, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) phát biểu tại hội thảo ngày 23-9. Ảnh: NHẪN NAM

Ông Lê Văn Tuấn – Trưởng phòng Quản lý Đấu giá tài sản, trọng tài, hòa giải thương mại, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) phát biểu tại hội thảo ngày 23-9. Ảnh: NHẪN NAM

Ông Lê Văn Tuấn – Trưởng phòng Quản lý Đấu giá tài sản, trọng tài, hòa giải thương mại, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) nêu một số vấn đề nổi cộm trong thực hiện pháp luật về đấu giá tài sản.

Thứ nhất là vấn đề công khai thông tin đấu giá trên báo in, báo hình, theo Điều 57 Luật Đấu giá tài sản, Luật quy định phải đăng thông tin hai nơi, một là đăng báo in hoặc báo hình của địa phương hoặc trung ương, hai là cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản.

Theo ông Tuấn, đây là quy định bắt buộc nhưng một số tổ chức đấu giá tài sản thực hiện chưa nghiêm cái này, thậm chí có tình trạng “lách luật”. Cụ thể, Luật không nói cụ thể báo in, báo hình nào nên lựa chọn báo in ít người đọc, báo hình ít người xem, giờ giấc thì có khi thông báo trên báo hình lúc 1 giờ sáng, 3 giờ chiều. Một số tổ chức đấu giá chấp nhận chế tài bị phạt để không đăng thông tin lên cổng thông tin điện tử…

Hai là quy định về thời gian nộp hồ sơ, nộp tiền đặt trước; Đối tượng tham gia đấu giá chưa có quy định về công ty mẹ - công ty con, các công ty trong cùng tập đoàn có được cùng tham gia đấu giá một tài sản không, công ty của người có cổ phần chi phối có được không…

“Sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm thì một câu hỏi đặt ra là liệu có cấm anh Tân Hoàng Minh tham gia đấu giá trong một thời gian hay không, 2 năm hay 5 năm. Tức là khi anh trúng đấu giá mà không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trúng đấu giá thì anh bị cấm trong một khoảng thời gian nào đó… Quy định để người tham gia đấu giá tài sản là tham gia thực sự, với mục đích mua tài sản chứ không phải mục đích trục lợi hoặc mục đích khác” – ông Tuấn nêu vấn đề.

Ba là việc bán hồ sơ đấu giá do tổ chức đấu giá thực hiện nhưng tiền bán hồ sơ do người có tài sản được thu. Bất cập này dẫn đến các tổ chức bán đấu giá tài sản làm đúng luật nhưng ảnh hưởng hiệu quả cuộc đấu giá.

Ví dụ các tổ chức này càng bán hồ sơ càng lỗ, bán một hồ sơ lỗ 1 đồng, hai hồ sơ lỗ 2 đồng, 1.000 hồ sơ lỗ 1 triệu, khoản tiền ấy không ai thanh toán cho dẫn đến các tổ chức không muốn bán hồ sơ, nếu người tham gia đấu giá đến thì bán mỗi tờ đơn thôi, còn lại tự tìm hiểu, dẫn đến người tham gia không được tiếp cận hồ sơ đầy đủ, hạn chế quyền mua tài sản…

Đại biểu tham gia ý kiến tại hội thảo. Ảnh: NHẪN NAM

Đại biểu tham gia ý kiến tại hội thảo. Ảnh: NHẪN NAM

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã nêu các ý kiến về các vấn đề như còn khoảng trống về đấu giá các tài sản thông thường mà pháp luật cũng cần lưu ý vấn đề đó; nên chăng thống nhất pháp luật về đấu thầu và đấu giá; trao quyền chủ động cho đấu giá viên; thời gian nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, bước giá và người trúng đấu giá…

Năm 2022 rà soát văn bản QPPL 5 nhóm lĩnh vực

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Duy Thắng – Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp, cho biết năm 2020, Chính phủ thành lập Tổ công tác rà soát văn bản QPPL. Trong hai năm 2020, 2021, Tổ công tác đã rà soát 15 nhóm lĩnh vực trọng tâm, có mối liên quan chặt chẽ đến phát triển kinh tế xã hội, đã phát hiện rất nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập…

Năm 2022, Tổ công tác tiếp tục tập trung vào 5 nhóm lĩnh vực, trong đó có nhóm lĩnh vực rà soát văn bản QPPL về đấu giá tài sản.

Theo ông Thắng, Luật Đấu giá tài sản 2016 tạo bước chuyển biến lớn về công tác đấu giá tài sản. Sau năm năm thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế, có những quy định chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội, sinh ra những tiêu cực, hạn chế. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề xuất Tổ công tác đưa vào rà soát trong năm 2022.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.