Câu chuyện của những đứa trẻ có mẹ làm tài xế Grab

Minh Khang (9 tuổi) và Gia Hân (7 tuổi) sống cùng mẹ và bà ngoại trong một căn nhà nhỏ tại TP.HCM. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, sinh hoạt của gia đình bốn người dựa vào mức thu nhập của chị Thanh, hiện làm tài xế Grab được bốn năm.

“Mẹ con là siêu nhân”

Thiếu vắng hình bóng cha từ nhỏ, Khang và Hân từng ngày chứng kiến một tay mẹ đảm đương hết mọi việc, từ nấu ăn, sửa chữa đồ đạc cho đến chạy xe, giao đồ cho khách. “Con cảm thấy hãnh diện vì là con của mẹ. Mẹ chính là siêu nhân áo xanh trong lòng con”, Minh Khang nói.

Gia Hân hào hứng kể thêm: “Mẹ chạy xe nên có tiền cho con được ăn nhiều đồ ăn ngon hơn. Giờ tụi con được đi ăn với mẹ, mẹ dẫn con đi ăn phở rất ngon ở ngay cầu Phạm Văn Chí”.

Chị Thanh, người mẹ “siêu nhân” của Minh Khang và Gia Hân

Biết mẹ thường đi làm tới tận khuya, hai anh em đều đợi mẹ về, có khi còn canh nhau thức bằng việc “xem phim ma”. Những hôm mẹ về muộn quá, trong khi cô em gái Gia Hân đã ngủ thiếp đi, Minh Khang vẫn nhất quyết đợi mẹ cho bằng được: “Để ôm mẹ một cái rồi lên giường đi ngủ…”, Khang nói.

Chị Thanh hạnh phúc kể: Nhiều khi con ôm hôn chị xong rồi chị dắt chiếc xe vô tới nhà là thấy con ngủ rồi. Là con trai, nhưng tình cảm lắm…”.

Cái duyên bất ngờ với nghề cầm lái

Trước khi bắt đầu với những cuốc xe bôn ba khắp chốn, chị Thanh đã từng làm qua khá nhiều nghề để nuôi gia đình, từ làm văn phòng cho đến mở cửa hàng. Thế nhưng, các công việc này không kéo dài được bao lâu, phần vì mặt bằng lên giá đắt đỏ, phần vì buôn bán khó khăn, khiến chị Thanh từ bỏ. “Cuộc sống thì vẫn tiếp diễn, sau 3-4 lần thất bại tôi phải nằm trên bệnh viện vì kiệt sức”, chị Thanh thở dài, nhớ lại giai đoạn phải nhập viện điều trị do suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên, thời điểm xuống dốc đó lại vô tình dẫn chị đến cái duyên với Grab. Đang điều trị trong bệnh viện, chị được nghe con của người nằm cùng phòng, một tài xế công nghệ, kể về ứng dụng Grab, về mức thu nhập và nhất là thời gian làm việc tự do. Sau khi làm một vài phép tính nhẩm nhanh trong đầu, chị ra văn phòng Grab để đăng ký đi làm luôn.

Làm đối tác của Grab, chị Thanh không còn lo bị bó buộc vào giờ hành chính như trước. Chị có thể linh động thời gian để vừa chăm sóc mẹ, vừa đưa các con đi học. Chị cũng trở nên chủ động về tài chính, có thể điều chỉnh tăng giờ làm trong ngày và vào các ngày lễ để kịp đóng tiền học cho con. Ngoài việc thạo công nghệ và đường sá hơn, chị Thanh cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong quá trình làm việc. Gia đình chị thường xuyên nằm trong các chương trình hỗ trợ đối tác của Grab, thậm chí có lần còn được anh em tài xế thân thiết góp quỹ giúp đỡ riêng khi hay tin chị bị tai nạn.

Bài học cho con từ những cuốc xe nghĩa tình

Có mẹ làm tài xế công nghệ, mỗi ngày Minh Khang và Gia Hân đều được mẹ kể cho nghe nhiều câu chuyện hay, ý nghĩa từ những cuốc xe sớm chiều. Đó là bà cụ già được mẹ chở đi khám bệnh, hay là cậu sinh viên ham học được mẹ đón ở bến xe... Mỗi hành khách, dù đến từ tầng lớp khác nhau, đều mang theo bài học về cuộc sống đa màu, giúp hai em hiểu và yêu hơn công việc của mẹ.

Niềm vui của cả nhà sau khi đón nhận các món quà từ Grab

Vừa qua, ba mẹ con chị Thanh đã chào đón những “vị khách đặc biệt” đến ngôi nhà nhỏ của mình. Nằm trong số các hoạt động ý nghĩa của chương trình “Cùng Grab chung tay, trao Tết đủ đầy”, đại diện Grab đã đến tận nhà trao cho Khang và Hân phần quà Tết ý nghĩa. “Thấy các cô chú đến, con nghĩ là gặp mẹ thôi, không ngờ là để gặp tụi con. Vui lắm ạ. Nhờ có quà của Grab mà con thấy Tết này của con có nhiều ý nghĩa hơn”, Gia Hân reo lên nhận lấy phần bánh kẹo và gấu bông của mình.

Minh Khang và Gia Hân là hai trong số 500 con em đối tác tài xế có hoàn cảnh khó khăn được nhận phần quà từ chương trình “Cùng Grab chung tay, trao Tết đủ đầy”… 

Trong khuôn khổ của chương trình “Cùng Grab chung tay, trao Tết đủ đầy”, vừa qua Grab đã trao tặng 20.000 phần quà cho đối tác tài xế, đối tác cửa hàng, quán ăn lâu năm có hoạt động tích cực.

Bên cạnh đó, gần 900 phần quà cũng được Grab và Quỹ Hy vọng trao đến cho người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ ở TP.HCM và Hà Nội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm