Sở GTVT TP.HCM vừa báo cáo UBND TP.HCM về tình trạng hư hỏng và cách sửa chữa bước đầu cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh). Theo Sở này, cầu có thiết kế đạt tải trọng 30 tấn và từ thời điểm 2002 đến 2007 đã xảy ra một số sự cố.
Đến cuối tháng 6, cầu hư hỏng nặng nên Sở phải cắm bảng chỉ cho các loại xe con, ô tô khách dưới 16 chỗ, xe tải dưới 1,5 tấn và xe máy qua cầu
Phần đà giằng trên, giữa và tường chắn bị gãy đổ trước mắt được che chắn bằng tôn sau này sẽ xây lại giống như cũ
Phần tường chắn bị sụt, gãy, vỡ là do đà đỡ dưới bị lún, gãy nên nay sẽ phải làm lại các đà đỡ từ dưới đất
Một đoạn đà đỡ, tường chắn khác cũng bị tụt lún khỏi mặt đất
Theo Sở GTVT, ở một số trụ chính bị lún kéo dầm dọc bị võng xuống theo nên buộc phải neo giữ bằng các thanh dầm thép bản lớn. Khi sửa chữa, sẽ khoan bổ sung nhiều cọc khoan nhồi đường kính 1.000 mm, khoan sâu 55 m và có thể thay các dầm mới hoặc lót các dầm thép bản chữ H lớn hơn đỡ, giằng dưới hệ dầm cũ nằm trên đỉnh các cọc khoan nhồi mới bổ sung
Một vị trí dầm, mặt cầu bị võng được neo đỡ tạm bằng các thanh dầm thép bản lớn
Ở các vị trí nối giữa mố dẫn lên và xuống cầu cũng được xử lý để giảm lún tiếp trong thời gian tới
Phần trụ tiếp giáp với mố ở phía đường dẫn xuống cầu bị lún, vênh khá nặng
Ý kiến nhiều chuyên gia cho rằng Sở GTVT không nên bỏ quá nhiều tiền ra để sửa chữa, "phục hồi" cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh về nguyên trạng. Sở chỉ nên tập trung sửa chữa, gia cố các phần trụ bị lún, dầm bị võng. Còn các khoang dưới dạ cầu đừng nên bít lại nữa mà mở bung ra, cải tạo lại để trở thành các điểm giữ xe máy, ô tô cho các khu dân cư, tòa nhà cao ốc đang mọc lên nhanh chóng quanh khu vực. Việc mở điểm giữ xe có thu phí dưới dạ cầu có lợi hơn là bít kín lại. Đây là thực tế đã được áp dụng dưới nhiều dạ cầu ở TP.
Điểm giữ xe dưới dạ cầu chữ Y, phía quận 8