Cụ thể, hồi giữa tháng 3, thị trường xảy ra tranh cãi giữa hai luồng ý kiến liên quan đến nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống. Trong đó Masan lại một lần nữa vướng phải lùm xùm về nước mắm. Đến mới đây, thị trường xuất hiện thông tin về lô hàng sản phẩm tương ớt Chin-su bị thu hồi ở Nhật do không đảm bảo quy định nước sở tại.
Chia sẻ với cổ đông về những sự cố truyền thông trên, đại diện Masan cho biết trong kinh doanh bất cứ lúc nào cũng phải có những sự cố không lường trước được. Hiện Masan đang đẩy mạnh công tác truyền thông, làm rõ sự cố vừa qua cũng như gửi gắm thông điệp đảm bảo sức khỏe đến người tiêu dùng.
“Phải thẳng thắn công nhận Masan chưa chủ động, còn ít chia sẻ các thông tin về các vấn đề với báo chí. Chúng ta nghĩ rồi mọi người sẽ hiểu. Masan cần làm tốt hơn công tác chia sẻ với cộng đồng xã hội, phải cởi mở hơn", vị này nói.
Năm 2019, Masan kỳ vọng doanh thu thuần tăng 20-30%, đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỉ đồng.
Tiếp lời, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang khẳng định Masan sẽ phải cố gắng làm tốt cả hai điều: vừa khiến người tiêu dùng tin tưởng vừa nỗ lực làm tốt hơn nữa những gì chưa hoàn thiện.
Đặt mục tiêu kinh doanh năm 2019, Masan kỳ vọng doanh thu thuần tăng 20-30%, đạt mức từ 45.000 - 50.000 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt 5.000 - 5.500 tỉ đồng, tăng 40-60% so với năm 2018.