Với khoảng 60 hiện vật từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn được tạo tác bằng chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng . Trong ảnh: Sư tử bằng đá, cao 77cm, chùa Thông (Thanh Hóa), năm 1270.
Sư tử bằng đá, cao 77cm, chùa Thông (Thanh Hóa), năm 1270.
Theo chị Lê Thị Thanh Tâm, hướng dẫn viên tại Triển lãm, thời gian qua phương tiện truyền thông nói nhiều đến linh vật ngoại lai và Triển lãm lần này là cách để công chúng hiểu biết thêm về linh vật trong nước, thêm yêu và trân trọng những giá trị nghệ thuật được bàn tay và khối óc người Việt sáng tạo qua nhiều đời nay.
Trong ảnh: Danh xưng và nhận dạng sư tử Việt. Trong cuốn sổ cảm tưởng để tại Triển lãm, rất nhiều ý kiến bảy tỏ ý kiến rất thú vị với những hình ảnh sống động về hình tượng sư tử và nghê của Việt Nam.
Có vị du khách của Pháp sau khi được nghe giới thiệu về hình ảnh, hiện vật tại triển lãm đã ví vẻ đẹp của các linh vật như âm nhạc bình lặng ở Paris.
Vị du khách này đánh giá cao những thông tin mà người hướng dẫn đã trình bày nhưng tiếc là chưa có cuốn catalogue để họ được biết nhiều hơn và nói cho nhiều khác cùng biết…
Các hình ảnh trưng bày tại triển lãm thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng từ học sinh, sinh viên, chiến sỹ, sỹ quan, người sưu tầm, nhà quản lý về văn hóa tại nhiều địa phương vả cả du khách nước ngoài.
Nhiều người sưu tầm, nghiên cứu, quản lý văn hóa cũng tới triển lãm thưởng thức và chụp hình làm tư liệu.
Nghê bằng đá, cao 44,5 cm, thế kỷ XVIII – XIX. Trong tâm thức người Việt, nghê là một loại linh thú. Do nhu cầu thiêng hóa cũng như sự phát triển đa dạng của linh vật này, nghê có nhiều dạng thức tạm phân loại: sư tư nghê (thân mập, ngắn), kỳ lân nghê (mình vẩy, lưng có kỳ, có sừng), long nghê (đầu rồng, miệng lớn, râu dài, ức có ngấn chạy xuống bụng, bắp chân có chớp lửa), khuyển nghê (mình không có vảy, đầu không có sừng, mình có thể trơn, hình dáng phong phú như có lúc săn chắc như loài chó săn, hoặc mình ngắn phủ đầy lông, tai to, mặt lớn như loài chó ngao.
Tượng phật ở chùa Phật Tích, theo nghiên cứu, pho tượng này bị thất lạc một phần cấu kiện nối giữa phần tu di tọa và phần tòa sen như đã thấy ở tượng chùa Ngô Xá (Nam Định), chùa Thầy (Hà Tây, Hà Nội). Cấu kiện có hình tròn dẹt, chạm nổi hai con sư tử nhìn nghiêng, miệng há, đang chầu viên ngọc báu ở giữa.
Sư tử cầm ngọc bằng đất nung, cao 24cm, thế kỷ XIII-XIV
Nghê bằng gỗ, cao 38cm, thế kỷ XVII
Nghê chầu bằng gỗ, cao 25cm, thế kỷ XVII
Nghê bằng gỗ, cao 68,5cm, Đình Lâu Thượng (Phú Thọ), thế kỷ XVIII
Nghê bằng gỗ, cao 88cm, Đền Đôc Bộ (Nam Định), thế kỷ XVII-XVIII
Nghê bằng đá, cao 46cm, thế kỷ XVIII – XIX
Chậu cảnh hình nghê bằng đất nung, cao 43,5cm, thế kỷ XIX
Hỏa lò hình nghê bằng đất nung, cao 31cm, thế kỷ XIX
Nghê bằng sành, cao 44,5cm, thế kỷ XIX
Cây đèn hình nghê bằng gốm, cao 46cm, chùa Cả (Nam Định), thế kỷ XVII
Nghê bằng gỗ, cao 93m, chùa Xối Thượng (Nam Định), thế kỷ XVII – XVIII
Nghê bằng gỗ, cao 118cm, Đền Vua Lê Thánh Tông (Thanh Hóa), thế kỷ XVII. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 23-3.