Chương trình 'Thiêng liêng biển đảo Việt Nam': Thông điệp về lòng tự hào dân tộc

(PLO)- Chương trình nghệ thuật Thiêng liêng biển đảo Việt Nam năm 2024 truyền đi thông điệp về lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết của người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 12-3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật Thiêng liêng biển đảo Việt Nam.

Đây là sự kiện thường niên do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương dự chương trình.

Chương 1 của chương trình với tên gọi Biển đảo Việt Nam - Bản hùng ca bất tử tái hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, lòng quả cảm, kiên cường của những anh hùng, liệt sỹ, những con người đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.

Bảo vệ chủ quyền biển đảo không chỉ là bảo vệ toàn vẹn không gian lãnh thổ biển đảo, lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển mà còn góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ và nền văn hóa biển Việt Nam.

Thiêng liêng biển đảo Việt Nam
Chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đảo Trường Sa.

Đến với chương 2 Mọi trái tim hướng về biển đảo, khán giả được lắng nghe những tiết mục nhẹ nhàng sâu lắng thể hiện tình cảm da diết với biển đảo quê hương, nơi có những con người đang ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, có những con người kiên trì bám biển để dựng xây, phát triển kinh tế.

Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sỹ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Thiêng liêng biển đảo Việt Nam - Vươn tầm khát vọng là chủ đề của chương 3, thể hiện khát vọng hòa bình, niềm tin mãnh liệt và tinh thần sẵn sàng cho Tổ quốc thân yêu. Ý chí, khát vọng của mỗi quốc gia, dân tộc luôn là điều kiện căn bản, là động lực chính yếu để khẳng định không gian sinh tồn và bản lĩnh phát triển.

Các ca khúc được biểu diễn trong đêm nghệ thuật này có các ca khúc quen thuộc như: Tổ quốc nhìn từ biển,Tự nguyện, Khúc quân ca Trường Sa, Nghe em hát ở Trường Sa, Sức sống Trường Sa, Tỏa sáng miền cửa biển, Bến Cảng quê hương tôi, Biển hát chiều nay, Cùng nhau ta thắp sáng, Yêu Việt Nam...

Trong chương trình còn có các phóng sự, chương trình khơi gợi lòng tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương, yêu biển đảo, gợi mở những suy nghĩ về trách nhiệm của các thế hệ đấu tranh gìn giữ, bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững kinh tế biển, phát huy thế mạnh từ biển để làm giàu cho đất nước.

Chương trình nghệ thuật Thiêng liêng biển đảo Việt Nam năm 2024 mang ý nghĩa chính trị-xã hội sâu sắc, nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; qua đó, truyền đi thông điệp về lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết của người dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Đây cũng là dịp bày tỏ sự tri ân tới những anh hùng, liệt sỹ, những người đã cống hiến, hy sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; gửi gắm tình cảm, niềm khích lệ, động viên tới những chiến sỹ nơi đảo xa và những ngư dân đang ngày đêm bám biển.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời

PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời

(PLO)- PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường đã qua đời sáng 6-5 tại Hà Nội ở tuổi 83. Ông nổi tiếng là chuyên gia đầu ngành về cổ nhân học và tác giả của nhiều ca khúc. 

Đại lễ Vesak 2025: Đề cao tinh thần vô ngã, vị tha

Đại lễ Vesak 2025: Đề cao tinh thần vô ngã, vị tha

(PLO)- Phát biểu tại Đại lễ Vesak 2025, Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng cần đề cao tinh thần vô ngã - vị tha, tức là làm việc gì cũng không vì bản thân mình mà luôn nghĩ đến lợi ích của đại chúng.

Không khí sôi động tại một buổi biểu diễn ngoài trời trong khuôn khổ Lễ hội âm nhạc quốc tế Hò dô tại quận 1,TP.HCM. Ảnh: BTC

Thách thức lớn đối với công nghiệp văn hóa TP.HCM

(PLO)- Dù điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn đang có những bước tiến tích cực nhưng công nghiệp văn hóa TP.HCM vẫn chưa bứt phá do thiếu sự đồng bộ về chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng.

Hàng nghìn người tham gia rước tôn tượng Đức Phật sơ sinh tại TP.HCM

Hàng nghìn người tham gia rước tôn tượng Đức Phật sơ sinh tại TP.HCMLENS

(PLO)- Tối 5-5, đã có hàng ngàn người dân đến tham dự, đón xem lễ rước kiệu, thỉnh tôn tượng Đức Phật sơ sinh từ Tổ Đình Ấn Quang về Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM). Sự kiện do Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức nhằm chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 và Phật đản Phật lịch 2569.

Ca sĩ Võ Hạ Trâm và ca sĩ Đông Hùng thể hiện ca khúc Viết tiếp câu chuyện hòa bình trong ngày đại lễ 30-4 tại TP.HCM. (Ảnh do nhân vật cung cấp.)

Niềm tự hào 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình'

(PLO)- Lấy cảm hứng quê hương đất nước và sự biết ơn với thế hệ cha ông đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã viết tiếp câu chuyện hòa bình.