Chuyển COVID-19 xuống nhóm B, người mắc bệnh có được tự do đi lại?

(PLO)- Sau khi dịch bệnh COVID-19 được chuyển xuống nhóm B, các chính sách, quy định liên quan về giám sát, cách ly, điều trị sẽ thay đổi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vừa qua, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thống nhất chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Theo đó, các chính sách, quy định liên quan về giám sát, cách ly, điều trị sẽ thay đổi.

BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1), cho biết khi chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, người mắc bệnh không còn phải cách ly tuyệt đối mà chỉ cách ly tương đối.

Người nhiễm COVID-19 có thể tự cách ly tại nhà. Nếu điều trị trong BV sẽ cách ly tại phòng bệnh riêng, không còn phải cách ly tại khu chuyên biệt.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân thời điểm bùng phát dịch tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân thời điểm bùng phát dịch tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

“Khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B thì việc người bệnh được đi lại hay không tùy từng người. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định người mắc các bệnh nhóm B không bị cấm đi lại, song khuyến cáo nên cách ly để tránh lây lan cho người khác" - BS Khanh cho biết.

Ngoài ra, người nhiễm COVID-19 cũng không còn được điều trị miễn phí, có thể được BHYT thanh toán như các bệnh truyền nhiễm khác thuộc nhóm B.

“Khi chuyển COVID-19 xuống nhóm B, nếu người bệnh nền nhiễm COVID-19 được điều trị tại đúng khoa bệnh nền, được BS chuyên khoa trực tiếp điều trị sẽ tốt hơn. Ví dụ bệnh nhân phổi mắc COVID-19 sẽ được điều trị tại chuyên khoa phổi, không phải cách ly và điều trị tại khoa nhiễm” - BS Khanh nói thêm.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Đại học Y dược TP.HCM), cũng cho biết khi chuyển COVID-19 xuống nhóm B, người dân được khuyên nên cách ly nhưng không cưỡng bức cách ly. Đối với bệnh nhóm B, luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm chỉ dùng biện pháp giáo dục sức khỏe, không giới hạn quyền của người dân.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Đại học Y dược TP.HCM). Ảnh: THẢO PHƯƠNG

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Đại học Y dược TP.HCM). Ảnh: THẢO PHƯƠNG

"Với bệnh nhóm A sẽ dùng những biện pháp xử lý hành chính, giới hạn quyền, buộc người nhiễm bệnh và người tiếp xúc gần không được đi lại tự do. Người mắc bệnh phải điều trị bắt buộc.

Nhưng với bệnh nhóm B, người nhiễm bệnh vẫn được đi lại tự do mà không bị xử lý, trừ khi cố tình lây nhiễm. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm vẫn khuyến khích người mắc bệnh nhóm B đeo khẩu trang, không cố gắng tiếp xúc, lây bệnh cho người khác. Nếu cố tình lây lan thì bệnh nào cũng bị xử lý” - ông Dũng nhấn mạnh.

Sự khác biệt giữa bệnh truyền nhiễm nhóm A và nhóm B

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

- Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-4: Triệt phá đường dây tân dược giả giá hàng trăm tỉ đồng; ‘Hotgirl’ lừa bán người lãnh án

Bản tin trưa 17-4: Triệt phá đường dây tân dược giả giá hàng trăm tỉ đồng; ‘Hotgirl’ lừa bán người lãnh án

(PLO)- Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả hàng trăm tỉ đồng; 'Hot girl' lừa bán người bị phạt 17 năm tù; Bắt nữ giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động qua mạng; Dùng súng chống trả công an rồi bị kẹt giữa 2 bức tường phải nhờ giải cứu; Cái kết của nhóm dàn cảnh cưỡng đoạt tiền du khách ở Miếu Bà Chúa Xứ.

Đọc thêm

Dùng phải thuốc giả, nguy hại ra sao?

Dùng phải thuốc giả, nguy hại ra sao?

(PLO)- Sử dụng nhầm thuốc chữa bệnh giả, kém chất lượng không những không chữa được bệnh mà còn làm "cái sảy nảy cái ung", thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Diễn viên Doãn Quốc Đam lên tiếng vì video quảng cáo sữa

Diễn viên Doãn Quốc Đam lên tiếng vì video quảng cáo sữa

(PLO)- Diễn viên Doãn Quốc Đam cho biết anh là người xuất hiện trong video về quảng cáo một loại sữa do Công ty Rance Pharma (một trong những đơn vị vừa bị khởi tố, điều tra liên quan đến đường dây sản xuất hơn 500 loại sữa giả) phân phối...