Tháng 9-2011, Hiệp hội ĐTĐ quốc tế họp tại Lisbon - Bồ Đào Nha đã dự báo năm 2015 có khoảng 330 triệu người bị ĐTĐ. Tuy nhiên, đến năm 2013 đã có 366 triệu người mắc bệnh. Con số này đã vượt ngoài dự kiến của các chuyên gia và đến năm 2020 sẽ có hơn 552 triệu người mắc ĐTĐ.
Để giải thích cho việc số lượng bệnh nhân ĐTĐ tăng lên một cách chóng mặt, PGS-TS Nguyễn Nhược Kim (Trưởng khoa Y học cổ truyền ĐH Y Hà Nội - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cho biết có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ như do di truyền (nếu cha hoặc mẹ mắc ĐTĐ thì 40% người con sẽ có khả năng mắc bệnh, hoặc cả cha và mẹ mắc bệnh thì khả năng người con bị ĐTĐ sẽ là trên 70%); báo động thừa cân ở trẻ em do lối sống ít vận động, ăn uống chưa phù hợp… Đặc biệt các biến chứng của ĐTĐ diễn ra âm thầm nên người bệnh thường chủ quan không để ý. Chỉ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ rệt thì mới đi khám bệnh, lúc đó việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Chuyên gia trao đổi về biến chứng ĐTĐ trong chương trình “Lắng nghe cơ thể bạn”.
Biến chứng ĐTĐ âm thầm mà nguy hiểm
Người mắc ĐTĐ rất dễ bị các biến chứng cấp tính: tăng ceton máu, tăng acid lactic, tăng áp lực thẩm thấu và một biến chứng rất nguy hiểm nữa là hạ đường máu cấp tính do dùng sai liều insulin… Biến chứng ĐTĐ có thể xuất hiện ở cả mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Trong khi đó mạch máu chạy khắp cơ thể, do vậy bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi biến chứng.
Với biến chứng mạn tính, nhiều bộ phận cơ thể sẽ bị tổn thương: viêm nhiễm (lao phổi, viêm thận, nấm, viêm da…), tổn thương mạch máu lớn gây tai biến mạch máu não, biến chứng mạch vành ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, tại các mạch máu nhỏ ở mắt có thể gây mù lòa.
Theo thống kê của Hội ĐTĐ Mỹ cho thấy tại đây, 70% người mù trong độ tuổi 20-70 là do ĐTĐ; 50% trường hợp ghép thận do suy thận là từ biến chứng ĐTĐ. Do vậy người bệnh cần chú ý các dấu hiệu phát hiện biến chứng như cảm giác tê bì bỏng rát ở tay chân (dấu hiệu biến chứng thần kinh), nhìn mờ, giảm thị lực, đau thắt ngực, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… là phải đi khám ngay.
Tiêu chuẩn vàng - HbA1c để kiểm soát biến chứng ĐTĐ
Việc điều trị ĐTĐ phải đạt được hai mục tiêu: Kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn và phát hiện điều trị sớm các biến chứng. Trong đó chỉ số HbA1c có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến chứng. Chỉ số HbA1c phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết trong ba tháng gần nhất, ưu việt hơn chỉ số đường huyết (chỉ phản ánh đường máu tại thời điểm đo). Ở người bình thường HbA1c < 6,5%. Khi HbA1c giảm 1% bệnh nhân giảm được 38% nguy cơ mù lòa, giảm 30% nguy cơ suy thận, giảm 35% nguy cơ cắt cụt chi.
PGS-TS Nguyễn Nhược Kim cũng cho biết: “Trong y học cổ truyền, bệnh ĐTĐ được gọi là chứng “tiêu khát”. Ngày xưa, khi chưa có các xét nghiệm lâm sàng, người ta dựa trên các triệu chứng: Tam đa, nhất thiểu (biểu hiện ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều và cơ thể mệt mỏi) để chẩn đoán bệnh. Và cũng có rất nhiều các dược liệu tự nhiên, gần gũi có tác dụng làm hạ đường máu, giải tỏa mệt mỏi cho người bệnh ĐTĐ. Những nghiên cứu trên lâm sàng hiện nay cho thấy: Chính những thảo dược này có tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng theo cơ chế làm giảm HbA1c. Sử dụng thuốc Tây y kết hợp với Đông y hiện nay đã làm tối ưu hóa việc điều trị và phòng ngừa biến chứng ĐTĐ, hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc”.
VÂN NGUYỄN
TĐCARE gồm bảy thảo dược quý: khổ qua, dây thìa canh, sinh địa, linh chi, hoài sơn, thương truật, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ĐTĐ nhờ làm giảm chỉ số HbA1c. Hiệu quả của TĐCARE đã chứng minh trên lâm sàng tại BV Trung ương Quân đội 108. Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tieuduong360.com hoặc gọi 19006436 để được tư vấn. Số giấy tiếp nhận QC:421/2011/TNQC-ATTP |