Cô gái bị chê 'dở người' hồi sinh vườn rừng từ đồi trọc

(PLO)- Từ một đồi trọc 3ha không có điện, nước, đường, mô hình vườn rừng của cô gái dân tộc Thổ hiện có hơn 100 loài cây, trong đó có những loại cây quý như lim, trám, dẻ cùng nhiều loại cây ăn trái, dược liệu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 16-12, Quỹ học bổng Vừ A Dính đã tổ chức gặp gỡ các cá nhân và tập thể đạt giải thưởng Vừ A Dính.

Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức gặp gỡ các cá nhân và tập thể đạt giải thưởng Vừ A Dính.

Quỹ học bổng Vừ A Dính tổ chức gặp gỡ các cá nhân và tập thể đạt giải thưởng Vừ A Dính.

Tại buổi gặp gỡ, một số cá nhân và đại diện tập thể đã chia sẻ về những việc làm thiết thực, đóng góp cho cộng đồng trong thời gian qua.

Bà Phan Vũ Diễm Hằng, đại diện nhóm thiện nguyện "Ong Chăm" chia sẻ nhóm quy tụ nhiều phụ nữ lớn tuổi nhưng có niềm đam mê hỗ trợ cộng đồng bằng những việc làm trong tầm tay của mình.

Bà Phan Vũ Diễm Hằng chia sẻ về hoạt động của nhóm "Ong Chăm".

Bà Phan Vũ Diễm Hằng chia sẻ về hoạt động của nhóm "Ong Chăm".

Đến nay, nhóm "Ong Chăm" đã gửi tặng hơn 200.000 mũ đa năng, hơn 10.000 áo ấm và nhận đỡ đầu nhiều trẻ mồ côi. Trong đó, chương trình nhận đỡ đầu học sinh có điểm khác biệt là nhóm sẽ không chuyển tiền hỗ trợ cho gia đình mà gửi cho chính các thầy cô giáo chủ nhiệm mua đồ dùng cho các em. Nhờ vậy, các em học sinh cũng cảm thấy ấm áp, tự tin và nhận được sự quan tâm của thầy cô hơn. Sau 7 năm, một số em được nhận được đỡ đầu đã vào đại học, cao đẳng.

Cảm kích trước hoạt động của nhóm "Ong Chăm", bà Nguyễn Ngọc Thu, tổng giám đốc hệ thống nhà hàng làng nướng Nam Bộ, đơn vị tài trợ giải thưởng Vừ A Dính nhiều năm liền đã trao 2 triệu đồng hỗ trợ cho nhóm.

Cảm kích trước hoạt động của nhóm "Ong Chăm", bà Nguyễn Ngọc Thu, tổng giám đốc hệ thống nhà hàng làng nướng Nam Bộ, đơn vị tài trợ giải thưởng Vừ A Dính nhiều năm liền đã trao 2 triệu đồng hỗ trợ cho nhóm.

Được biết, các thành viên của nhóm đã nhận đỡ đầu gần 500 trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền trung bình khoảng 300.000 đồng/tháng. Nhóm cũng đã quyên góp và xây dựng, bàn giao 14 mô hình ký túc xá “Ong Chăm” với thiết kế hiện đại, công năng cao cho học sinh và 2 ký túc xá cho giáo viên trị giá gần 4 tỉ đồng…

Không như những chú “Ong Chăm” dù lớn tuổi vẫn mang sức trẻ, bạn Nguyễn Lê Ngọc Linh, đại diện cho hợp tác xã Bản Thổ, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa tự nhận nhóm mình là những chú “ong thợ” cần mẫn.

Bạn Nguyễn Lê Ngọc Linh, chia sẻ về hành trình vất vả hình thành Vườn rừng Bản Thổ.

Bạn Nguyễn Lê Ngọc Linh, chia sẻ về hành trình vất vả hình thành Vườn rừng Bản Thổ.

Ngọc Linh chia sẻ về hành trình vất vả, bị gọi là “dở hơi” của mình khi bỏ việc ở Thủ đô Hà Nội để về quê tái tạo rừng từ đồi trọc.

Từ một đồi trọc 3ha không có điện, nước, đường, mô hình vườn rừng Bản Thổ hiện có hơn 100 loài cây, trong đó có những loại cây quý như lim, trám, dẻ cùng nhiều loại cây ăn trái, dược liệu.

Vườn Bản Thổ canh tác hữu cơ thảo dược dưới tán rừng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sau đó thu hoạch chế biến ra những sản phẩm tiện dùng như thảo dược lên men và mật ong không dùng chất bảo quản, hương liệu.

Được biết, mô hình đã mang lại doanh thu đạt 1,5 tỉ đồng/năm, lợi nhuận đạt 400 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 15 thanh niên.

Ngoài ra, vườn Bản Thổ đang kết hợp với các hộ dân sống ven rừng bảo hộ nuôi ong bản địa cho mật để bán kiếm tiền. Điều này không chỉ góp phần cải thiện thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngọc Linh chia sẻ với số tiền giải thưởng nhận được, nhóm sẽ dùng để tổ chức lớp học tiếng Anh cho người dân tộc Thổ ở xung quanh vườn rừng.

Hiện là sinh viên năm 2 trường Đại học Cảnh sát Nhân dân TP.HCM, Lý Tùng Cành chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình khi về quê hỗ trợ chống dịch COVID-19 vào tháng 6 năm 2021.

Lúc này, Cành đang nghỉ hè và tình nguyện tham gia chống dịch ở quê mình là thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Thịnh cho biết trong đợt cao điểm của dịch, cả thôn người Chăm của mình đều bị phong tỏa.

Người dân nơi đây chủ yếu trồng lúa nước sinh sống nên việc đi mua hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Cành đã suy nghĩ thành lập một đội shipper trong vùng phong tỏa để mua hàng hóa, tiếp ứng lương thực giúp người dân.

Lý Tùng Cành chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia tình nguyện chống dịch COVID-19.

Lý Tùng Cành chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất khi tham gia tình nguyện chống dịch COVID-19.

Với sáng kiến này, Cành không chỉ “ghi điểm” trong lòng người dân mà còn được huyện Đoàn Tuy Phong, Đoàn Bộ Công An tặng giấy khen, bằng khen thành tích xuất sắc trong tổ chức và tham gia các hoạt động xung kích phòng, chống dịch COVID-19 năm 2021.

Cành bày tỏ: “Em rất biết ơn đối với Quỹ học bổng Vừ A Dính đã tạo điều kiện và hỗ trợ đồng bào người dân tộc thiểu số phát triển. Qua đó, em cảm thấy được tiếp thêm nhiều động lực để học tập và công tác”.

Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính trân trọng cảm ơn sự đồng hành trao giải thưởng Vừ A Dính của các mạnh thường quân. Từ năm 2009 đến nay, giải thưởng đã trao cho 94 tập thể và 165 cá nhân tiêu biểu điển hình.

Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính trân trọng cảm ơn sự đồng hành của các nhà tài trợ với giải thưởng Vừ A Dính.

Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính trân trọng cảm ơn sự đồng hành của các nhà tài trợ với giải thưởng Vừ A Dính.

“Mỗi cá nhân, tập thể được trao giải thưởng Vừ A Dính là một bông hoa, mỗi người một vẻ làm nên một rừng hoa đẹp, đang góp phần mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội” – bà Hoa bày tỏ.

Theo ban tổ chức giải thưởng Vừ A Dính, năm nay giải thưởng nhận được 56 đề cử tập thể, 225 đề cử cá nhân.

Ban tổ chức trao huy hiệu giải thưởng Vừ A Dính cho các cá nhân, tập thể.

Ban tổ chức trao huy hiệu giải thưởng Vừ A Dính cho các cá nhân, tập thể.

Các hồ sơ gửi về đều đạt chất lượng tốt chủ yếu thuộc các lĩnh vực: học tập và nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng, công tác đoàn, kinh doanh và khởi nghiệp, văn hóa nghệ thuật thể thao, bảo tồn văn hóa dân tộc. Qua quá trình tuyển chọn, ban tổ chức đã bỏ phiếu và thống nhất bầu chọn 18 cá nhân thuộc 14 dân tộc và 12 tập thể.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm