Hại nhiều hơn lợi
Thịt cóc được nhiều người biết đến là rất bổ dưỡng, chống suy dinh dưỡng, còi xương. Trong 100g thịt cóc có chứa 18,6g đạm (protein), ngoài ra còn có một yếu tố vi lượng khác, đặc biệt là kẽm, rất tốt cho sự phát triển và phục hồi dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chấp nhận những rủi ro từ việc ăn thịt cóc để có giá trị dưỡng với tính mạng của mình vì trên thực tế có rất nhiều vụ ngộ độc thị cóc dẫn đến chết người.
Ở gan, da, trứng, mủ, mắt và hạch thần kinh của cóc chứa rất nhiều bufalotoxin, đây là một loại chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn.
Ở gan, da, trứng, mủ, mắt và hạch thần kinh của cóc chứa rất nhiều chất độc hại. Ảnh: Internet
Nhiều trường hợp bị ngộ độc do ăn cóc, ban đầu thường có triệu chứng mệt lả, buồn nôn, tím môi, chướng bụng,…nếu không cấp cứu kịp thời thì dễ dẫn đến tử vong.
Bên cạnh đó, trong cóc chứa nhiều giun sán, ký sinh trùng, nếu chế biến không kỹ, giun sán, ký sinh trùng sẽ gây hại cho cơ thể. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, mức độ bổ dưỡng của thịt cóc không đáng để chúng ta mạo hiểm. Ngoài thịt cóc chúng ta có thể chọn một số loại thực phẩm khác an toàn và cũng bổ dưỡng không kém như thịt gà, thịt ếch và một số loại hải sản,…
Người bán thịt cóc có khả năng bị xử lý
Người bán thịt cóc có thể bị xử lý hình sự. Ảnh: Internet
Tại Điều 244, Bộ luật Hình sự thì “Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm; Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.