Công nghệ, hệ thống xử lý nước thải kênh Ba Bò nhiều thiếu sót

Ngày 20-4, Sở KH-CN TP.HCM có văn bản gửi UBND TP.HCM về đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò. Trong đó có đánh giá về công nghệ lẫn hệ thống xử lý nước thải của dòng kênh bị ô nhiễm hơn chục năm qua.

Không tiếp thu góp ý

Cụ thể, về công nghệ xử lý, Sở KH-CN nêu quan điểm: Căn cứ tài liệu thuyết minh thiết kế kỹ thuật và thi công (do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị cung cấp) cho thấy việc lựa chọn công nghệ xử lý dựa trên nguyên lý chuỗi các hồ sinh học sục khí có nhiều thiếu sót.

Các thiếu sót này có thể kể đến như: Thiếu dữ liệu và các kết quả phân tích, tính toán chi tiết về các nguồn nước thải hợp thành (đặc biệt là nước thải từ các doanh trại quân đội thuộc Quân đoàn 4); thiếu các tính toán chi tiết và hợp lý về các thông số cơ bản như tải lượng hữu cơ, lượng khí cần cung cấp, lượng bùn sinh ra, ...; thiếu thiết bị tách rác hữu hiệu, thiếu phương tiện/thiết bị xử lý rác, thiếu phương tiện/thiết bị xử lý bùn thải.

Hồ sinh học gồm hai bể nối tiếp cũng chưa mô tả được quy trình vận hành (không chỉ đơn thuần là sục khí). Chưa mô tả cơ chế hoạt động của ngăn lắng và thu bùn sau hồ sinh học. Thiếu thiết bị bơm bùn tuần hoàn, bùn dư và phương án thu gom bùn.

Đặc biệt, Sở KH-CN TP.HCM đã từng có góp ý về việc này nhưng không được tiếp thu. Theo đó, việc triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) kênh Ba Bò được triển khai từ năm 2010, ngày 26-7-2010 Sở có công văn góp ý hồ sinh học thuộc dự án kênh Ba Bò, ý kiến góp ý về cơ sở tính toán thiết kế công nghệ, thông số công nghệ, quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.

 Khu vực hồ điều tiết tiếp nhận nước từ Bình Dương. Ảnh: TRUNG THANH

"Tuy nhiên, các nội dung góp ý của Sở không được tiếp thu trong quá trình thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải kênh Ba Bò" - văn bản của Sở nêu rõ.

Ngoài công nghệ, hoạt động của HTXLNT cũng có vấn đề khi đến thời điểm hiện nay, toàn bộ HTXLNT chưa thế vận hành do trạm bơm bị tắc nghẽn rác lâu ngày. Do đó, chưa thế đánh giá hiệu quả của toàn bộ HTXLNT nói chung cũng như từng công trình đơn vị nói riêng.

Các vấn đề của HTXLNT có thể kể đến: Trạm bơm nước đầu vào số 1 không bơm nước thải được do nhanh bị tắc nghẽn rác (do thiếu công đoạn và thiết bị tách rác trước máy bơm), trạm số 2 thì không có đường tiếp cận.

HTXLNT cũng không có bể điều hòa dẫn đến việc không ổn định lưu lượng pH, nồng độ ô nhiễm đầu vào như: COD, BOD, TSS,... Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống xử lý sinh học phía sau và sự ổn định của toàn hệ thống xử lý.

Bể lắng cát trước khi vào hồ sinh học được thiết kế chưa hiệu quả: Kết cấu hiện tại không thể láng cát, cặn và đồng thời thiếu bộ phận xứ lý Fe (do kill thiết kế thông số này thấp hơn quy chuẩn). Thời gian lưu chì 50s không đủ để kết tủa và lắng sắt.

Sở KH-CN "hiến kế"

Với hiện trạng kể trên, Sở KH-CN đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm dòng kênh này là hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải kết hợp với giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
Đầu tiên là hoàn thiện HTXLNT: Hồ điều tiết hiện có khả năng làm sạch tương đối tốt, do đó việc lắp máy sục khí trên hồ điều tiết tại khu vực đầu vào hồ điều tiết theo dòng chảy sẽ nhằm giảm COD, BOD, chuyển hóa amoni thành nitrat, chuyển Fe hòa tan thành Fe(OH)3 dạng cặn rắn.
Đồng thời, bổ sung vi sinh khử mùi nhằm giảm thiểu ô nhiễm mùi, bổ sung các đảo cỏ nham tăng cường xử lý N. Trước đập chảy tràn đầu ra tạo hố sâu để lắng cặn Fe và bố trí bơm hút bùn vào các ngăn lắng bùn sau Flo hiếu khí, bùn được phơi khô và chuyển đi xử lý.
Với giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn là thu gom rác trên các mương thu nước và hồ điều tiết. Vận động người dân không xả rác xuống mương. Khảo sát toàn diện và đánh giá các nguồn thải và tính chất nguồn thải thải vào HTXLNT kênh Ba Bò.
Lưu ý các nguồn thải có chứa Fe, nước thải sinh hoạt và công nghiệp... Khảo sát thành phần, đặc tính nước thải đầu vào kênh theo mùa, ngày, thời gian nhằm phục vụ việc điều chỉnh công nghệ sau này.

Kênh Ba Bò có chiều dài gần 2 km nằm ở khu vực giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương. Từ những năm 1999 đến nay, kênh Ba Bò được mệnh danh là con kênh thối, điểm đen về ô nhiễm môi trườngNăm 2004, TP.HCM triển khai dự án xây dựng hồ điều tiết sinh học xử lý nước ô nhiễm ở các khu công nghiệp cho kênh Ba Bò. Tổng chi phí dự án hơn 160 tỉ đồng, sau đó phát sinh thêm, kinh phí đội lên gần 750 tỉ đồng. 

Giải quyết tình trạng kênh Ba Bò ô nhiễm ngày càng nặng
Giải quyết tình trạng kênh Ba Bò ô nhiễm ngày càng nặng
(PLO)- UBND TP.HCM giao Sở TN&MT TP tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT tỉnh Bình Dương thực hiện Kế hoạch liên sở số 4250/KHLT-STNMT ngày 7-5-2018; tăng cường kiểm tra, giám sát các nguồn xả thải vào tuyến kênh Ba Bò…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm