Đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu xã hội

Phát biểu tại buổi khảo sát, ông Triệu Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đề nghị TP.HCM chủ động trong công tác dự báo nguồn nhân lực. Trong đó, cần chi tiết từng ngành nghề để các trường trên cơ sở này đào tạo đúng và đủ, tránh tình trạng đào tạo lãng phí cũng như thiếu nguồn nhân lực khi TP cần.

Bên cạnh đó, TP.HCM cần đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với hiệp hội ngành nghề nhằm đào tạo nghề gắn với nhu cầu của xã hội. Đồng thời, TP cần có những chính sách đầu tư theo hướng đặt hàng đào tạo, nghiên cứu về khoa học công nghệ, tạo sự công bằng đối với các cơ sở dạy nghề công và tư.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,  Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Triệu Thế Hùng phát biểu. Ảnh: PHƯƠNG THÙY

Nêu ý kiến tại buổi giám sát, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM, cho biết trong thời gian tới, TP có phương án bố trí mạng lưới dạy nghề phù hợp, sắp xếp thực sự khoa học trên các lĩnh vực. Đồng thời, đào tạo phải gắn với đầu ra, khi đào tạo xong phải có việc làm. Thậm chí trong quá trình đào tạo phải biết nghề chứ không phải đi làm rồi mới biết nghề.

Trước đó, báo cáo tại buổi khảo sát, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Nguyễn Văn Lâm cho biết hiện nay trên địa bàn TP có 544 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý quá trình đào tạo, tạo thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc tra cứu thông tin, quản lý quá trình dạy và học.

Tuy nhiên, vẫn còn tâm lý xã hội coi trọng bằng cấp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp nên vẫn còn hướng con em vào học giáo dục đại học sau khi tốt nghiệp THPT.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới