Phượt và thiện nguyện

Đất chúa níu chân phượt thủ

Đi trên con đường di sản

Thành Nhà Hồ (nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là điểm đầu tiên chúng tôi ghé thăm trên hành trình di sản độc đáo này. Phải đến tận nơi, sờ tận tay những tảng đá to cả chục tấn này mới hiểu vì sao Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa Thế giới.

 Kiến trúc độc đáo của Thành Nhà Hồ

Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Dù đã tồn tại hơn  thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Ngoài giá trị về kiến trúc, Thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.

Để khám phá “ẩn số” vì sao Thanh Hóa sản sinh nhiều vua chúa, chúng tôi ghé thăm di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, kinh thành thứ hai của nhà Hậu Lê - Lê Lợi. Mặc dù đã bị tàn phá nhiều do yếu tố lịch sử và thời gian, địa thế chiến lược của Lam Kinh phần nào cũng lý giải được ẩn số trên. Chúng tôi quyết định dừng lại tìm hiểu và làm thiện nguyện tại đây vì mặc dù là nơi phát tích của hầu hết dòng họ vua chúa Việt, Thanh Hóa vẫn còn nghèo khó quá.

Theo lời của chị chủ nhà nghỉ, chúng tôi tìm đến nhà cụ Đỗ Thị Xoan (87 tuổi, thôn Đoàn Kết, Lam Sơn, Thanh Hóa). Căn nhà nhỏ không có gì ngoài chiếc giường ọp ẹp trong căn phòng tối như mực và nồi cháo cà nấu dở trong gian bếp lụp xụp. 10 năm trước, căn bệnh thiên đầu thống đã khiến bà bị mù lòa suốt đời. Tình cảnh càng khó khăn hơn khi đứa con trai duy nhất trong số năm người con chăm sóc bà phát điên khi vợ mất. Những giọt nước mắt đua nhau rơi trên đôi mắt của người mẹ già mù lòa như níu chân chúng tôi. Thầm mong sẽ có nhiều hơn nữa những bàn tay đưa ra để giúp đỡ mẹ con bà.

Giọt nước mắt của bà cụ Xoa như níu chân chúng tôi

Rời nhà cụ Xoan, chúng tôi dong xe ra chợ, mua tập sách, bút viết và mũ nón tiến về làng Vơn (thôn Sơn Thủy, xã Tân Bình, huyện Như Xuân, Thanh Hóa) để trao quà cho các em bé học sinh. Một lần nữa những nụ cười trong vắt của các em lại đốn tim chúng tôi. Cái cách các em ngắm nghía, nâng niu chiếc cặp sách trên tay, chiếc nón trên đầu và nhìn chúng tôi trìu mến khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì những việc làm nhỏ bé của mình được trân trọng.

Nụ cười hạnh phúc của trẻ em làng Vơn khi được nhận cặp sách mới

Choáng ngợp trước Phong Nha - Kẻ Bàng

Điểm tiếp theo trên con đường di sản mà chúng tôi ngày đêm mong ngóng một lần được chiêm ngưỡng đó chính là Di sản Thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Được chạy xe trên những con đường núi hoang vu mát rượi trong vườn quốc gia hay thả mình trên thuyền lững lờ trôi trên dòng sông Son, những ngày nắng rát như thiêu vừa qua kể cũng xứng đáng.

 Xuôi thuyền sông Son vào thăm động Phong Nha

Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng có lẽ là một trong những mẫu hình riêng biệt và đẹp nhất về sự kiến tạo carxtơ phức tạp ở Đông Nam Á. Chính vì vậy mà nơi đây được UNESCO công nhận đến hai lần: Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chết, địa mạo năm 2003 và di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào tháng 7-2015.

Không chỉ phô diễn những bằng chứng ấn tượng về lịch sử Trái đất, Phong Nha - Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ban tặng những cảnh quan kỳ bí, hùng vĩ. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km. Tuy chỉ mới được khám phá 1 km đầu tiên của Động Thiên Đường và 1.200 m có hệ thống chiếu sáng của động Phong Nha, chúng tôi cũng đủ lạc bước rồi.

Dưới hệ thống điện lung linh, những hang động tựa như những tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước. Ở đó thạch nhũ, ánh sáng, gió và nước đã tạo nên một khung cảnh huyền ảo đến choáng ngợp...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm