Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Khi chúng ta đang trên hành trình giảm cân, việc thèm đường có thể làm đảo ngược những thay đổi lành mạnh. Đặc biệt, việc đấu tranh với cơn thèm đường trong khi cố gắng kiểm soát cân nặng và thực hiện những lựa chọn lành mạnh hơn có thể rất khó khăn. Dưới đây là năm lý do khiến chúng ta thèm đường.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường.jpg
Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường. Ảnh: Shutterstock.

Thiếu các chất dinh dưỡng

Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như crom, magie, Vitamin B và axit béo omega 3 có thể khiến cơ thể thèm đường để bù đắp lượng thiếu hụt.

Điều quan trọng là phải đặc biệt chú ý đến tình trạng thiếu hụt magiê. Nhiều nghiên cứu đã liên kết tình trạng thiếu magiê với tỷ lệ mắc chứng mất ngủ ngày càng tăng ở người cao tuổi; và một nghiên cứu khác cũng cho thấy có đến 50% dân số có thể bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, một bài báo được đăng trên tạp chí Nutrients lưu ý rằng thiếu hụt magiê có liên quan đến mức độ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm gia tăng, vốn đều là những tình trạng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần khiến bạn khó có được một giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt magiê có thể gây ra cảm giác thèm ngọt, đó chính là khoáng chất có vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Vì vậy, khi cảm thấy uể oải và kiệt sức, bạn sẽ thèm những món ăn có đường vì chúng có khả năng cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể. Do đó, chúng ta nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tránh cơn thèm đường ăn không kiểm soát sẽ dẫn đến tăng cân.

Tiêu thụ nhiều carbohydrate nhưng ít chất béo và protein trong bữa ăn

Khi chúng ta tiêu thụ những bữa ăn có nhiều carbohydrate nhưng ít chất béo và protein, nó cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này có thể dẫn đến cảm giác thèm đường.

Nồng độ Cortisol cao

Nồng độ Cortisol cao có thể dẫn đến cảm giác thèm đường. Căng thẳng cũng là một nguyên nhân khác gây ra cảm giác thèm ngọt. Theo nghiên cứu, căng thẳng mãn tính làm tăng đáng kể cảm giác thèm ăn, điều này có tác động mạnh mẽ đến chỉ số khối cơ thể (BMI) khi bạn tiêu thụ đồ ngọt.

Tiêu thụ đường có thể giúp tăng cường dopamine – một chất dẫn truyền thần kinh thường được gọi là “hormone hạnh phúc” – khi mức độ cortisol, được gọi là hormone căng thẳng, tăng lên.

Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt, làm tăng căng thẳng và tạo ra một vòng luẩn quẩn.

Sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột

Việc mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột cũng là một trong những lý do dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, từ đó làm tăng cảm giác thèm đường. Sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột cũng có thể dẫn đến viêm.

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn các món ăn có hàm lượng calo cao và thèm đường. Mệt mỏi có thể khiến cơ thể tìm đến đồ ăn nhẹ có đường để chống mệt mỏi.

Theo Hindustantimes

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm