Đây là những người rất dễ bị huyết áp thấp

(PLO)- Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt hoặc có thai, người có bệnh lý tim mạch, nội tiết, người bị mất nước, mất máu… rất dễ bị huyết áp thấp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Huyết áp (HA) thấp là khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg, trong đó, HA tâm thu (HA tối đa) <90 mmHg hoặc HA tâm trương (HA tối thiểu) <60 mmHg.

Tình trạng HA thấp chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý và bệnh lý.

Huyết áp sinh lý có thể do yếu tố gia đình hoặc sống ở vùng núi cao.

Huyết áp bệnh lý do sự suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận,tuyến giáp, hệ thống thần kinh thực vật của cơ thể không tự điều chỉnh được.

Những người nguy cơ bị HA thấp gồm:

Phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt hoặc có thai, nhất là trong khoảng 6 tháng đầu của thai kỳ. Sau đó HA sẽ trở lại bình thường sau khi sạch kinh hoặc sau khi sinh con.

Bệnh lý tim mạch: nhịp tim chậm, các vấn đề van tim, bệnh lý mạch vành và suy tim.

Bệnh lý nội tiết: Chức năng tuyến giáp suy giảm, hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức, cả 2 đều có thể gây HA thấp. Ngoài ra, bệnh suy tuyến thượng thận (bệnh Addison), đường huyết thấp (hạ đường huyết) có thể gây ra bệnh HA thấp.

Người bị mất nước, mất máu,thiếu máu: Lượng máu và dịch trong cơ thể giảm (do chấn thương, chảy máu, bệnh lý về máu như ung thư máu…), dẫn đến sụt giảm HA nghiêm trọng.

Người bị nhiễm trùng nặng: Nếu nhiễm trùng đi vào máu, dẫn tới tình trạng HA giảm, gọi là sốc nhiêm khuẩn.

Sốc phản vệ: Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể gây tụt HA, khó thở, tử vong.

Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu Vitamin B12 và folate có thể gây ra thiếu máu và hạ huyết áp.

Người phải sử dụng thuốc để hạ huyết áp: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là giảm huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc cho bệnh Parkinson, một số loại thuốc chống trầm cảm,viagra, nitroglycerine….

Nếu cho rằng HA thấp không nguy hiểm bằng cao HA thì đó là quan điểm sai lầm. Thậm chí,tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ chết người nếu không kịp phát hiện và điều trị kịp thời.

ThS-BS Hà Hải Nam - Phó Trưởng Khoa ngoại bụng I Bệnh viện K

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm