Suy giãn tĩnh mạch chân có được chạy bộ?
Xin trả lời ngay là có!
Khi vận động sẽ giúp máu trong tĩnh mạch tuần hoàn hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu khi chân đang vận động tích cực cao hơn so với lúc đang đứng yên, giúp máu đẩy mạnh về tim và giảm được tình trạng ứ đọng, đồng thời giúp giảm áp lực trong hệ tĩnh mạch nông.
Bên cạnh tác dụng bơm máu tĩnh mạch hiệu quả, việc đi bộ còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người tập:
- Làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó có thể phòng ngừa các bệnh về mạch máu.
- Chạy bộ giúp cải thiện cơ bắp chân ‒ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông máu ở chân. Cơ bắp chân khỏe mạnh giúp bơm máu từ cẳng chân và bàn chân trở lại tim, giảm áp lực lên các van tĩnh mạch.
- Duy trì cân nặng lý tưởng, do đó có thể giảm áp lực lên đôi chân.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao:
- Bắt đầu từ từ: Nếu bạn chưa quen chạy bộ, hãy bắt đầu với tốc độ chậm và quãng đường ngắn, sau đó tăng dần.
- Chọn bề mặt mềm: Chạy trên bề mặt mềm như đường đất hoặc cỏ để giảm sốc cho chân.
- Mang giày phù hợp: Chọn giày chạy bộ vừa chân, có đệm để giảm sốc.
- Sử dụng vớ áp lực: Mang vớ áp lực tĩnh mạch để hỗ trợ tuần hoàn máu.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.