Đau khớp gối khi trời lạnh, cần làm gì?

Đau khớp gối là một triệu chứng rất hay gặp ở những người mắc bệnh khớp khi thời tiết lạnh. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đối với người bị thoái hóa khớp, ngoài phẫu thuật thì việc điều trị khỏi là không thể. Tuy nhiên, nếu biết cách áp dụng các giải pháp để tình trạng thoái hóa gối không trở nên tồi tệ hơn theo thời gian là hoàn toàn có thể.

Dưới đây là một số biện pháp để giúp giảm các triệu chứng thoái hóa khớp gối tại nhà.

Chườm nóng hoặc lạnh

Khi khớp gối bị đau, người bệnh có thể sử dụng chườm nóng vào vị trí tổn thương ngày 2-3 lần/ngày trong 20-30 phút.

Theo các nghiên cứu, nhiệt dường như có hiệu quả đối với các cơn đau và cứng do khớp không hoạt động nên người bệnh thử chườm lạnh lên khớp bị đau trong 10-20 phút. Không chườm túi lạnh trực tiếp lên da mà cần đặt một chiếc khăn mỏng hoặc áo gối giữa đá và da. Hãy xen kẽ giữa chườm nóng và lạnh, sau khi chườm hãy thử xoa bóp nhẹ nhàng để thư giãn và giảm đau.

Nếu khớp gối bị thoái không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Nếu khớp gối bị thoái không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Ngoài ra, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau bằng sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khác như: nẹp, đai và gậy có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa chấn thương. Các dụng cụ hỗ trợ có tác dụng tăng cường sự ổn định, nẹp nhằm mục đích chuyển trọng lượng ra khỏi vùng bị tổn thương của khớp giúp giảm áp lực và giảm khó chịu đồng thời hỗ trợ các khu vực xung quanh.

Duy trì vận động

Tình trạng đau khớp gối khiến nhiều người bệnh ngại luyện tập, càng lạnh người bệnh đau khớp lại ngại tập luyện hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người thoái hóa khớp gối cần vận động giúp tăng cường năng lượng, tăng cường cơ bắp và xương giúp giữ cho các khớp linh hoạt. Cơ bắp bảo vệ và hỗ trợ các khớp bị ảnh hưởng bởi thoái hóa khớp. Vận động để đốt cháy calo, giúp kiểm soát cân nặng, giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý giúp giảm căng thẳng cho các khớp bị đau.

Nếu tình trạng thoái hóa mới ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được ưu tiên điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động. Nếu tình trạng đã bước vào giai đoạn nguy hiểm, việc dùng thuốc sẽ được chỉ định hoặc có thể can thiệp ngoại khoa nếu cần.

Người bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung cũng cần luyện tập nhẹ nhàng phù hợp như: đạp xe, bơi lội và tập thể dục nhịp điệu dưới nước, yoga, thiền… Quan trọng là vận động phải phù hợp với mỗi cá nhân, do đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chế độ ăn uống cân bằng

Nhiều người thoái hóa khớp gối cho rằng cần ăn kiêng để đỡ đau khớp hoặc cần ăn một số loại thực phẩm để tốt cho khớp. Điều này chưa hẳn đúng mà người bệnh cần ăn uống một chế độ cân bằng, nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn một số loại thực phẩm tốt cho thoái hóa khớp nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày. Các nghiên cứu cho thấy nhiều loại chất dinh dưỡng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm khớp trong đó có thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là trái cây và rau quả, có thể hữu ích. Axit béo Omega-3 có trong cá và dầu cá cũng có thể giúp giảm đau.

Người bệnh cần đảm bảo thực đơn bao gồm nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, cá và thịt nạc như thịt gà và thịt lợn thăn.

Giảm cân

Thừa cân, béo phì không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm khớp gối tổn thương nhiều hơn. Nếu quá cân, thừa cân thì đặt lực căng thẳng trên các khớp chịu lực như đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân và bàn chân ngày một đau hơn, chịu áp lực hơn... từ đó gây đau và thúc đẩy thoái hóa trầm trọng hơn.

Vì vậy, việc người bệnh thoái hóa khớp gối cần giảm cân nếu bị quá cân để có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Cần phải thực hiện những thay đổi nhỏ mỗi ngày để giúp ăn khẩu phần nhỏ hơn và đốt cháy nhiều calo hơn. Nếu muốn giảm cân được phù hợp, bền vững cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đưa ra những lộ trình phù hợp.

Cần ngủ ngon

Với người bệnh xương khớp, kể cả thoái hóa khớp gối cũng cần một giấc ngủ ngon. Điều này sẽ giúp đối phó với những cơn đau và căng thẳng của thoái hóa hoặc viêm khớp.

Muốn ngủ ngon hơn, người bệnh hãy cố gắng đi ngủ đúng giờ, hạn chế xem tivi, điện thoại và máy tính. Phòng ngủ cần thoải mái, sạch sẽ… nếu tình trạng đau nhức khớp gối hoặc không thoải mái có thể thử dùng gối để giảm áp lực lên các khớp bị đau.

Trường hợp ngủ không ngon giấc, mất ngủ nhiều, người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Tóm lại: Thoái hóa khớp gối khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi do những cơn đau nhức hành hạ. Bệnh càng để lâu, các cơn đau càng dữ dội hơn, đặc biệt có xu hướng đau mạnh hơn về đêm do nhiệt độ hạ thấp khiến người bệnh mất ngủ , tinh thần suy nhược, ngày càng trở nên thiếu sức sống.

Khớp gối là cơ quan có vị trí tiếp giáp giữa 3 khu vực xương, bao gồm: đầu trên của xương chày; đầu dưới của xương đùi; mặt sau của xương bánh chè và được sụn khớp che phủ. Cơ quan này chịu toàn bộ lực tác động của cơ thể và hoạt động nhiều nhất so với các khớp khác trong cơ thể. Chính vì thế mà khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động đi lại và vận động của cơ thể.

Theo BS Nguyễn Mạnh Hữu – Báo Sức khỏe và Đời sống

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm