Đái tháo đường và tiểu đường là 1 hay 2 bệnh?

(PLO)- Đái tháo đường là bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề, phát hiện sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và giúp ngăn chặn các biến chứng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (hay tiểu đường) là một bệnh mạn tính, rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Đái tháo đường và tiểu đường là hai cách gọi chỉ một bệnh.

Người bệnh đái tháo đường nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh, thậm chí các bệnh nhiễm khuẩn.

đái tháo đường và tiểu đường có phải là 1 bệnh
Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của đái tháo đường là khát nước liên tục. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường

Liên tục khát nước: Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của đái tháo đường là khát nước liên tục.

Đi tiểu nhiều: Người bình thường sẽ đi tiểu 4-7 lần/ngày, nếu bạn đi tiểu hơn 7 lần/ngày có thể nghi ngờ đái tháo đường.

Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân: Đường sẽ được chuyển thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi bạn bị đái tháo đường, lượng đường sẽ đào thải qua nước tiểu, cơ thể thiếu năng lượng hoạt động và tìm cách bù đắp bằng cách đốt cháy chất béo và cơ bắp với tốc độ nhanh, dẫn đến sụt cân.

Sạm da ở vùng cổ, nách, bẹn: Đây là biểu hiện rõ nhất của bệnh lý đái tháo đường type 2.

Theo nghiên cứu, bệnh đái tháo đường có yếu tố di truyền. Nếu cả cha và mẹ đều bị đái tháo đường thì nguy cơ mắc bệnh này ở con lên đến 75%. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị đái tháo đường là 15-20%.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm