Cách kiểm soát đường huyết cho người đái tháo đường

(PLO)- Tuân thủ điều trị là chìa khóa quan trọng giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết hiệu quả.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Xin bác sĩ cho biết những lưu ý để kiểm soát đường huyết và cách tự tiêm insulin tại nhà cho người bị đái tháo đường? (Nguyễn Ngọc Tuệ Nhi, 31 tuổi, ngụ Gia Lai).

Trả lời

Việc tuân thủ điều trị là chìa khóa quan trọng giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết hiệu quả. Người bệnh có thể tránh được những cơn tăng đường huyết đột ngột, giảm rủi ro bệnh lý tim mạch và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Tiêm insulin là phương pháp điều trị đái tháo đường phổ biến hiện nay. Khi tự tiêm insulin tại nhà, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trước tiên, cần kiểm tra và tiêm đúng theo liều lượng insulin mà bác sĩ đã kê. Thứ hai, thời gian tiêm insulin cần được tuân thủ để tránh nguy cơ hạ đường huyết. Đặc biệt, người bệnh cần học kỹ thuật tiêm insulin đúng để tránh tình trạng đau, sưng hoặc nhiễm trùng tại chỗ tiêm. Kỹ thuật tiêm insulin đúng sẽ giúp insulin được hấp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn.

đái tháo đường - 1
Tuân thủ điều trị là chìa khóa quan trọng giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết hiệu quả. Ảnh: BVCC

Các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỉ lệ mắc đái tháo đường bao gồm: người trên 45 tuổi; gia đình có người thân bị đái tháo đường (bố, mẹ, anh chị em ruột); người ít vận động; chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế hoặc đường hấp thu nhanh.

Ngoài ra, những người có các bệnh đồng mắc như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân - béo phì, người mắc bệnh lý buồng trứng đa nang, đái tháo đường thai kỳ, tiền đái tháo đường, người có bệnh lý tim mạch do xơ vữa động mạch… cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.

Khi tăng huyết áp xuất hiện ở người cao tuổi, thường đi kèm với sự phát triển của đái tháo đường. Nguy hiểm hơn, tăng huyết áp cũng liên quan đến các tình trạng khác như tăng mỡ máu, tạo ra một chuỗi nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch.

Vì thế để giảm thiểu nguy cơ các biến cố tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim, cần kiểm soát chặt chẽ cả tình trạng tăng mỡ máu, tăng huyết áp và đái tháo đường.

TS-BS Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết BV Đại học Y dược TP.HCM.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm