ĐBSCL đang thi công 8 dự án cao tốc, tổng kinh phí đầu tư 94.400 tỉ đồng

ĐBSCL đang thi công 8 dự án cao tốc, tổng kinh phí đầu tư 94.400 tỉ đồng

(PLO)- Khu vực ĐBSCL đang triển khai đầu tư xây dựng 8 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 463 km, đến năm 2026 sẽ cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, hiện nay, tại khu vực ĐBSCL đang triển khai đầu tư xây dựng 8 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 463 km, tổng mức đầu tư khoảng 94.400 tỉ đồng. Đến năm 2026 sẽ cơ bản hoàn thành đưa vào khai thác.

Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông có tổng chiều dài 110,87 km tuyến chính và 32,1 km tuyến nối, quy mô phân kỳ 4 làn xe rộng 17m. Tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng được chia thành 02 dự án thành phần (DATP) do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản. Tuyến đi qua địa phận 05 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Phối cảnh dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Phối cảnh dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Bộ GTVT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tập trung tối đa nguồn lực để tổ chức thi công với mục tiêu năm 2023 sẽ hoàn thành 35% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vật liệu đắp, giá trị sản lượng đến nay chỉ đạt 5% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 5% (theo kế hoạch 6 tháng đầu năm phải đạt 10%).

Công trường thi công dự án cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang

Công trường thi công dự án cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang

Giai đoạn đầu tư xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh V=100km/h
Giai đoạn đầu tư xây dựng 4 làn xe hoàn chỉnh V=100km/h

Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có tổng chiều dài Dự án khoảng 189,48 km được chia làm 4 DATP đi qua An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư là 44.691 tỉ đồng; cơ bản hoàn thành năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vừa được khởi công vào 17-6

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng vừa được khởi công vào 17-6

Đây là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL được khởi công

Đây là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL được khởi công

Đã có 4/14 gói thầu được khởi công, số còn lại dự kiến hoàn thành các thủ tục để khởi công gói thầu cuối cùng vào tháng 9-2023. Hiện nay, Chủ đầu tư các dự án đang chỉ đạo nhà thầu các gói thầu đã khởi công triển khai các công việc: tiếp nhận mặt bằng thi công, huy động công trường, tập kết máy móc thiết bị thi công, xây dựng lán trại...; hiện đang thi công đào bóc hữu cơ và làm đường công vụ.

Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu với tổng chiều dài khoảng 27,43 km, được chia làm 2 DATP, đi qua 02 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Quy mô phân kỳ 4 làn xe rộng 17 m. Tổng mức đầu tư 5.886 tỉ đồng; cơ bản hoàn thành năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.

Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có điểm cuối nối với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có điểm cuối nối với cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

DATP 1 (Đồng Tháp) đã khởi công, bàn giao mặt bằng 93,25/101,14 ha, đạt 92,2%. Nhà thầu đã tiếp nhận mặt bằng thi công, hiện đang tập kết máy móc thiết bị, nhân sự, triển khai dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị cho công tác đào vét hữu cơ, đường công vụ.

Còn DATP 2 (Tiền Giang): do tuyến đi qua khu vực địa chất phức tạp, chiều dày tầng đất yếu lớn, chi phí đền bù GPMB tăng cao làm vượt sơ bộ tổng mức đầu tư. Chủ đầu tư và các Bộ ngành đang xem xét nội dung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Thuận lợi sẽ khởi công vào đầu năm 2024

Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh và sẽ kết nối tuyến Mỹ An - Cao Lãnh
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh và sẽ kết nối tuyến Mỹ An - Cao Lãnh

Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh có tổng chiều dài khoảng 26,56 km qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Quy mô phân kỳ 4 làn xe rộng 17m. Sơ bộ tổng mức đầu tư 4.770,75 tỉ đồng do Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản.

Do tuyến đi qua khu vực địa chất phức tạp, chiều sâu đất yếu lớn, chi phí đền bù GPMB tăng cao làm vượt sơ bộ tổng mức đầu tư. Bộ GTVT đã chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Chủ đầu tư đang tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến thẩm định của Bộ KH&ĐT làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Nếu được phê duyệt điều chỉnh trong tháng 7-2023, Bộ GTVT sẽ phê duyệt dự án đầu tư trong tháng 8-2023, đàm phán ký Hiệp định vay ODA với Chính phủ Hàn Quốc vào cuối năm 2023, triển khai các công việc liên quan để khởi công dự án vào tháng 9-2024. Dự án sẽ cơ bản hoàn thành năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác năm 2027.

Dự án cao tốc còn lại: Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cầu Mỹ Thuận 2, Cao Lãnh - Lộ Tẻ, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án Cầu Mỹ Thuận 2 đến nay thi công xong nền đường và không còn nhu cầu sử dụng cát đắp nền. Bộ GTVT đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai thi công để hoàn thành trong năm 2023 theo đúng kế hoạch.

Cầu Mỹ Thuận thường xuyên bị ùn tắc vào các dịp lễ

Cầu Mỹ Thuận thường xuyên bị ùn tắc vào các dịp lễ

Cầu Mỹ Thuận 2 đang dần hoàn thiện, dự kiến hợp long vào cuối tháng 10 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023 sẽ giảm tải cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu

Cầu Mỹ Thuận 2 đang dần hoàn thiện, dự kiến hợp long vào cuối tháng 10 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023 sẽ giảm tải cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu

Điểm cuối cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và tiếp nối là tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được triển khai

Điểm cuối cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và tiếp nối là tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ đang được triển khai

Dự án cao tốc Cao Lãnh - Lộ Tẻ (28,8 km) và dự án cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi (51,4 km) được đầu tư theo phương án giữ nguyên quy mô đường hiện hữu, chỉ xây dựng hệ thống đường gom, hoàn chỉnh các nút giao và thảm bê tông nhựa mặt đường để khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hiện hữu

Tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hiện hữu

Vì vậy, nhu cầu vật liệu cát đắp không lớn, nguồn vật liệu cát sẽ lấy từ các mỏ đang khai thác trong khu vực. Dự án sẽ triển khai thi công quý IV năm 2023 và dự kiến hoàn thành năm 2024.

Đọc thêm