Đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù với 4 dự án đường cao tốc

(PLO)- Bộ GTVT đề xuất kéo dài việc áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với 4 dự án đường bộ cao tốc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ GTVT vừa đề nghị Thủ tướng báo cáo cấp có thẩm quyền, cho phép kéo dài việc áp dụng chính sách đặc thù về khai thác mỏ khoảng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với bốn dự án đường bộ cao tốc.

4 dự án được đề xuất kéo dài cơ chế đặc thù

Bốn dự án này gồm: Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn hai (2021 - 2025), cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Đây là chính sách từng được Quốc hội chấp thuận bằng Nghị quyết 43/2022 cho phép Chính phủ triển khai cơ chế đặc thù tại một số dự án giao thông, nằm trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội. Trong đó, có bốn dự án trên.

Bộ GTVT đề xuất kéo dài việc áp dụng cơ chế đặc thù để sớm hoàn thành cao tốc.
Bộ GTVT đề xuất kéo dài việc áp dụng cơ chế đặc thù để sớm hoàn thành cao tốc.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng thời gian được Quốc hội cho phép áp dụng chính sách trên kéo dài hai năm (2022 - 2023). Như vậy, thời gian còn lại để triển khai chính sách này chỉ còn hơn một tháng. Trong khi đó, nguồn vật liệu vẫn chưa được các địa phương cấp đủ.

Thêm vào đó, bộ nhận định đây là chính sách mới, lần đầu tiên được áp dụng nên quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai.

Đề xuất kéo dài đến hết năm 2024

Trước tình hình này, Bộ GTVT thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ KH&ĐT.

Trong đó, kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện cơ chế đặc thù về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với bốn dự án đến hết năm 2024, hoặc đến khi hoàn thành các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Sau khi tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo Bộ KH&ĐT nghiên cứu, đưa nội dung đề xuất trên vào dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ đang được Chính phủ báo cáo Quốc hội, để Quốc hội xem xét thông qua.

Nội dung cơ chế đặc thù

Bộ GTVT cho biết Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội đã quy định cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Tuy nhiên, bộ GTVT muốn bổ sung điều chỉnh điều này như sau:

"Trong thời gian có hiệu lực của Nghị quyết, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản theo quy định này được thực hiện đến khi hoàn thành dự án.

Trường hợp không phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản thì không phải thực hiện thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Nhà thầu thi công được khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có trách nhiệm cam kết bảo vệ môi trường; thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác và bố trí đủ kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường;

Chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan về thuế, phí, pháp luật về bảo vệ môi trường".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm