Đề xuất khẩn liên quan di chuyển giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tối 4-10, Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA), Hội Doanh nghiệp Cơ khí Điện TP.HCM (HAMEE), Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP.HCM, có công văn kiến nghị sửa đổi văn bản 3252 ngày 1-10 của UBND TP.HCM

Theo nội dung công văn, hiện tại các doanh nghiệp (DN) thành viên của bốn Hội đều có nhà máy đặt tại tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh. Do đó, hàng ngày số lượng chuyên gia, lãnh đạo các phòng ban và một lực lượng lớn công nhân của DN thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa TP.HCM và các tỉnh trên để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất.

Ngày 1-10, UBND TP.HCM đã có văn bản 3252 về tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động di chuyển giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) nhằm hỗ trợ DN khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn. Đây là một quyết sách kịp thời, phát huy tinh thần đồng hành của lãnh đạo TP đối với cộng đồng DN.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các DN, một số nội dung tại văn bản 3252 còn nhiều quy định bất cập, tăng thêm chi phí cho người lao động và DN.

Đặc biệt, nội dung tại văn bản này có một số điểm chưa hoàn toàn nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế tại văn bản 8228 về hướng dẫn xét nghiệm COVID-19 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nhà máy của Công ty cổ phần công nghiệp Ameco tại Đồng Nai thực hiện test PCR cho người lao động.

Cụ thể, theo văn bản 8228 của Bộ Y tế chỉ đạo, đối với các tỉnh thành có nguy cơ dịch rất cao thì người lao động có nguy cơ cao (lãnh đạo DN, chuyên gia, tổ trưởng sản xuất,…) hay người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho DN (cung cấp nguyên vật liệu,…) không cần phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 định kỳ đối với người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng sáu tháng.

Tuy nhiên, tại văn bản 3252, UBND TP lại yêu cầu "công nhân, chuyên gia do các DN tổ chức đưa đón hoặc tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP.HCM và ngược lại dù đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng sáu tháng vẫn phải bắt buộc “có kết quả xét nghiệm COVID 19 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần)”. 

Hiện nay, hầu hết các DN gặp áp lực rất lớn về tài chính và đang huy động toàn bộ nguồn lực để tái sản xuất trở lại, việc tiếp tục yêu cầu người đã tiêm đủ hai mũi vaccine vẫn phải xét nghiệm định định kỳ bảy ngày/lần như trước đây là một sự lãng phí rất lớn nguồn lực vaccine và nguồn lực của DN, người dân.

Như vậy, nếu không kịp thời điều chỉnh thì khả năng sẽ làm giảm hiệu quả các chính sách hỗ trợ DN là rất cao. Việc giảm chi phí không cần thiết trong lúc này chính là hỗ trợ tốt nhất cho DN, người lao động và tránh được lây nhiễm chéo khi xét nghiệm.

Do đó, trên tinh thần nỗ lực đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, bốn  hội kiến nghị UBND TP.HCM khẩn trương điều chỉnh, sửa đổi văn bản 3252 theo hướng: Khi di chuyển, đối tượng là công nhân, chuyên gia do các DN tổ chức vận chuyển hoặc tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân từ các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) đến cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn TP.HCM và ngược lại phải đáp ứng một trong các điều kiện.

Thứ nhất, đã tiêm ngừa COVID-19 đủ hai mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm mũi hai hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng sáu tháng. Không áp dụng việc yêu cầu bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính định kỳ 7 ngày/lần đối với nhóm đối tượng này.

Thứ hai là đã tiêm ngừa COVID-19 một mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần).

Sau 18 giờ, xe chở hàng thiết yếu vẫn 'dễ đi nhưng khó về'
Sau 18 giờ, xe chở hàng thiết yếu vẫn 'dễ đi nhưng khó về'
(PLO)- Ngày 3-8, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA) có cuộc họp với UBND TP.HCM báo cáo về tình hình sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ” và đề xuất, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ sản xuất, lưu thông ổn định trong thời gian tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm