Theo đó, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ cử nhân chính quy của trường tăng 1.900 chỉ tiêu so với 1.600 chỉ tiêu năm 2017. Trong đó ngành luật tăng từ 1.150 lên 1.300 chỉ tiêu; ngành quản trị-luật tăng từ 200 lên 300 chỉ tiêu.
Đáng chú ý, tỉ trọng của ba tiêu chí xét tuyển của trường gồm: học bạ, kết quả thi THPT quốc gia và kiểm tra năng lực có sự điều chỉnh theo thứ tự như sau: Năm 2017 là 10% - 50% - 40%; năm 2018 là 10% - 60% - 30%.
Tổ hợp truyền thống: Khối A: Toán, Lý, Hóa; Khối A1: Toán, Lý, tiếng Anh; Khối C: Văn, Sử, Địa; Khối D: Toán, Văn, ngoại ngữ (D1: tiếng Anh, D3: tiếng Pháp; D6: tiếng Nhật).
Tổ hợp mới: D14: Văn, Sử, tiếng Anh; D66,69,70: Văn, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (D66: tiếng Anh, D69: tiếng Nhật; D70: tiếng Pháp); D84,87,88: Toán, Giáo dục công dân, ngoại ngữ (D84: tiếng Anh, D87: tiếng Pháp; D88: tiếng Nhật).
Thí sinh tham dự bài kiểm tra năng lực của Trường ĐH Luật TP.HCM.
Phương thức xét tuyển và quy trình tuyển sinh năm 2018:
Trường xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực. Theo đó, phương thức tuyển sinh được nhà trường thực hiện qua hai bước (bước 1: xét tuyển, bước 2: kiểm tra năng lực) với ba tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực).
Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển vào trường theo từng ngành và từng tổ hợp.
Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ mới được trường thông báo tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực. Bài kiểm tra này chiếm tỉ trọng 30% điểm trúng tuyển vào trường.
Trường lưu ý, chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định của nhà trường.