Điều neo giữ, kéo người sa chân về cõi thiện

(PLO)- Hơi ấm gia đình sẽ luôn nhắc nhở phạm nhân biết sám hối trên con đường hoàn lương phía trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ở trại giam, từ tay giang hồ cộm cán đến một công chức mẫn cán, hay từ một giáo viên học cao, hiểu rộng cho đến một người nghiện, trộm cắp lang thang… thì gia đình vẫn luôn là hai chữ mà ai cũng thèm khát, đau đáu nghĩ về sau thời gian lao động, cải tạo. Bởi, tình thương gia đình dành cho họ không giới hạn; là nơi dang rộng vòng tay che chở, đỡ nâng, tha thứ khi vấp ngã.

Vợ và con anh Phạm Hồng Thái đã thăm, động viên anh gần 10 năm nay. Ảnh: VÕ TÙNG

Vợ và con anh Phạm Hồng Thái đã thăm, động viên anh gần 10 năm nay. Ảnh: VÕ TÙNG

Phạm nhân Phạm Ngọc Vân, phân trại số 1 – Trại giam Xuân Lộc cho biết, lúc chưa đi chấp hành án phạt tù, anh cũng như nhiều phạm nhân khác không chú tâm đến bữa cơm sum họp gia đình. Vào trại giam anh mới khao khát được ngồi ăn chung với gia đình, lúc bị bệnh thèm khát bàn tay ấm áp của ba mẹ, lời an ủi của anh chị em.

"Dẫu khó khăn đến đâu, gia đình cũng tìm đến trại giam để thăm hỏi, động viên chúng tôi. Đúng là chỉ có tìm về với gia đình, người ta mới có được chốn nương thân, sống êm ấm hạnh phúc để chống lại tại ương của số mệnh", anh Vân chia sẻ.

Chị có bên gia đình, nụ cười mới lưu lại nhiều nhất ở mỗi phạm nhân đang cải tạo. Ảnh: VÕ TÙNG

Chị có bên gia đình, nụ cười mới lưu lại nhiều nhất ở mỗi phạm nhân đang cải tạo. Ảnh: VÕ TÙNG

Ngày 28-10, PV gặp anh Võ Hùng Dũng, một người từng thụ án chung thân tại Trại giam Xuân Lộc. Anh trở lại trại giam để tham dự hội nghị gia đình phạm nhân theo lời mời của lãnh đạo Trại giam.

Là một người hoàn lương sau 15 năm cải tạo tích cực, nay anh Dũng trở thành người thành đạt, có công ăn việc làm, nâng đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn. Sau 15 năm cải tạo tích cực, miệt mài trong tâm thế nhận thức rõ tội lỗi, hành vi của mình gây ra nghiêm trọng cho xã hội, anh Dũng đã được giảm án và tự do. Tuy nhiên khi về với gia đình và xã hội, có những điều cá nhân anh vĩnh viễn mất đi đó là người mẹ - người mà anh có cố gắng đến mấy cũng không thể gặp lại được.

Anh Dũng kể: "Năm 2007, khi còn trong trại, lần đầu tiên tôi được tham dự bữa cơm như thế này. Và, đó là lần cuối cùng tôi được ngồi ăn bữa cơm cùng với mẹ già của mình vì sau đó, mẹ tôi bệnh và mất. Cho đến hôm nay, tôi vẫn không quên được miếng cá mẹ tôi đã gắp cho tôi trong bữa cơm đó".

Một thân nhân đang quan tâm chỗ nằm của con em mình khi được thăm nơi giam. Ảnh: VÕ TÙNG

Một thân nhân đang quan tâm chỗ nằm của con em mình khi được thăm nơi giam. Ảnh: VÕ TÙNG

Thượng tá Lê Đình Hương, Phó Giám thị Trại giam Xuân Lộc (Bộ Công an) cho biết, trong trại giam, phạm nhân được đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, được hưởng các chế độ về lao động, được xét giảm án, đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Bên cạnh đó phạm nhân thường xuyên được quan tâm, giáo dục dưới nhiều hình thức, biện pháp để hoàn thiện nhân cách, trở thành những công dân sẵn sàng, tự tin hòa nhập cộng đồng khi mãn hạn tù.

Phải phục thiện ngay trong những ngày cải tạo, ngay trong trại giam chứ không chờ đến khi tự do. Ảnh: VÕ TÙNG

Phải phục thiện ngay trong những ngày cải tạo, ngay trong trại giam chứ không chờ đến khi tự do. Ảnh: VÕ TÙNG

Tuy nhiên, để công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân ngày càng có chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực, Trại giam Xuân Lộc rất cần sự chung tay giúp sức của cả cộng đồng, xã hội. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thân nhân gia đình phạm nhân.

“Sợi dây gắn kết của ba môi trường giáo dục: trại giam – gia đình và cộng đồng xã hội là con đường ngắn nhất giúp những người đang dừng trước bước đường cùng nhìn thấy niềm hi vọng được hồi sinh”, thượng tá Hương chia sẻ.

Thân nhân trực tiếp đến thăm chỗ nằm ở của con em mình. Ảnh VÕ TÙNG

Đọc sách để nén thời gian, thấy ngày về gần hơn

Bà Nguyễn Thị Mộng Bình - Phó Giám đốc Sở VHTT và DL tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo Thư viện tỉnh Đồng Nai thống kê, khảo sát nhu cầu của phạm nhân để tiếp tục tặng sách cho Trại Giam giam Xuân Lộc.

Trước đó, đơn vị này cũng đã tặng cho thư viện của Trại giam Xuân Lộc nói chung và các phạm nhân đang chấp hành án tại đây hàng ngàn đầu sách. Đây là một hoạt động rất quý báu có tác động rất lớn đến công tác giáo dục cải tạo phạm nhân. Bởi vì, đọc sách sau giờ lao động, cải tạo giúp nhiều phạm nhân quên đi nhọc nhằn, vất vả, cảm giác thời gian như ngắn lại và qua từng trang sách, họ thấy ngày về gần hơn.

Bên cạnh đó, với niềm đam mê đọc sách, nhiều phạm nhân sẽ tự uốn nắn, chấn chỉnh bản thân, tránh xa thói hư tật xấu, tích cực cải tạo để sớm trở thành người có ích cho xã hội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm