Cảnh báo loại bụi độc hại, khẩu trang cũng 'bó tay'

Ngày 19-4, tại TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Báo động về ô nhiễm không khí tại Việt Nam: Lựa chọn nào cho tương lai?". Tại đây, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng Ô nhiễm không khí báo cáo về kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia TPHCM).

Nội dung báo cáo cho thấy khí thải từ mô tô, xe máy đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho TP.HCM. Cụ thể, mô tô, xe máy “góp” 90% lượng CO, 65,4% NMVOC, 37,7% bụi , 29% NOx.

Tiến sĩ Bằng cũng cho biết thêm: “Ô nhiễm không khí ở TP.HCM ngày càng trầm trọng và tương lai sẽ càng tăng nếu chúng ta không có mục tiêu cụ thể, các hành động kịp thời”.

Xe máy đang là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn cho TPHCM. Ảnh: NGUYỄN CHÂU

Đồng tình, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam bày tỏ sự lo ngại về vấn nạn ô nhiễm bụi. Đây là nguồn ô nhiễm mà người dân thành phố đang đối mặt khi đi đường hàng ngày.

Đặc biệt hơn là loại bụi mịn PM2.5. Đây là loại bụi mà ngành y tế đang khuyến cáo rất độc hại vì nó gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Trong khi đó, các loại khẩu trang thông thường hầu như không ngăn được loại bụi này.

"Vì vậy, giải pháp trước mắt là nên triển khai từng bước kiểm soát khí thải xe máy tại Hà Nội và TP.HCM. Tăng cường giao thông công cộng, sử dụng nhiên liệu sạch, sử dụng xe điện… triển khai phí khí thải, đăng ký nguồn thải, kiểm kê khí thải", Tiến sĩ Tùng góp ý.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

(PLO)- Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.