Giảm giá điện như thế nào để đối phó với COVID-19

Một trong những vấn đề được bộ trưởng Bộ Tài chính đề cập sáng nay tại hội nghị trực tuyến Chính phủ và các địa phương là việc điều chỉnh giảm giá một số hàng hóa, dịch vụ đầu vào quan trọng. Giá điện được đề cập khá chi tiết.

Theo đó, ngày 1-4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có công văn báo cáo chương trình giảm giá điện và an sinh xã hội để hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch COVID-19. Mức giảm 10%-50%-100% cho một số đối tượng trong thời gian sáu tháng (từ tháng 4 đến tháng 9-2020), với tổng mức hỗ trợ khoảng 8.000 tỉ đồng.

Cụ thể, EVN đề xuất giảm 10% giá bán điện cho sinh hoạt, bán buôn cho sinh hoạt; giảm 100% giá bán điện cho cơ sở cách ly, khám chữa bệnh tập trung chỉ liên quan đến dịch COVID-19; giảm 50% giá bán điện cho cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 và cho các khách sạn được sử dụng để cách ly.

Bộ Công Thương ngay trong ngày 1-4 cũng có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất giảm 10%-20% giá điện cho một số đối tượng, thời gian áp dụng ba tháng (từ tháng 4 đến tháng 7-2020), với tổng mức hỗ trợ khoảng 11.000 tỉ đồng.

Cụ thể, Bộ Công Thương đề xuất: Giảm 10% giá bán điện cho khách hàng sản xuất và kinh doanh; giảm 10% giá bán điện cho sinh hoạt đối với các bậc thang sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4. Đối với các bậc thang cao trên 300 kWh, Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên do các khách hàng tiêu thụ ở bậc thang này là những hộ có thu nhập cao, ít bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đối với khách hàng du lịch hiện áp giá kinh doanh-dịch vụ điều chỉnh giá bán điện xuống bằng giá áp cho các hộ sản xuất; miễn tiền điện cho khách hàng sử dụng điện là cơ sở cách ly, khám chữa tập trung chỉ liên quan đến dịch COVID-19;

Bộ Công Thương cũng đề xuất giảm 20% giá bán điện cho cơ sở khám, chữa bệnh có thực hiện khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19; giảm 20% giá bán điện cho các khách sạn được sử dụng để cách ly.

Theo quy định pháp luật hiện hành, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện, trong đó có giá điện. Qua rà soát cả hai phương án trên, Bộ Tài chính nhận định: nguồn kinh phí thực hiện là giảm trực tiếp vào doanh thu của EVN, tác động làm giảm các khoản thu NSNN từ thuế và lợi nhuận sau thuế so với dự toán.

Mặt khác, điện thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ nhà nước bình ổn giá trên cơ sở nguyên tắc “bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ”.

Vì vậy, Bộ Tài chính kiến nghị EVN phải có phương án cân đối để tránh trường hợp lỗ và treo lại các khoản lỗ gây áp lực tăng giá trong năm 2021, nhất là sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác là đầu vào của sản xuất điện (than cho sản xuất điện, khí...), các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho sản xuất điện khi các ngành hàng này không có điều kiện để giảm giá.  

Đồng thời, EVN cần tiến hành rà soát, tính toán lại chi phí mua điện năm 2020, các thông số đầu vào như giá than, dầu, khí, tỉ giá, sản lượng, cơ cấu sản lượng điện vào. Qua rà soát sơ bộ cho thấy hiện giá dầu thời gian qua đã giảm, theo đó giá khí được tính bằng 46% HSFO cũng đã giảm sâu.

Các mặt hàng khác, như than, gas, xăng dầu, theo Bộ Tài chính, đang thực hiện theo cơ chế thị trường; trong đó mặt hàng xăng dầu, gas tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 4 và đã giảm sâu trong tháng 2 và tháng 3-2020.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah, đảm bảo sản xuất và cung ứng điện mùa khô

Điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah, đảm bảo sản xuất và cung ứng điện mùa khô

(PLO)- Nhằm khai thác nước hiệu quả và có giải pháp vận hành hồ chứa hợp lý nhất, Công ty Thủy điện Buôn Kuốp phối hợp các sở ngành địa phương tổ chức Hội nghị công tác phối hợp điều tiết hồ chứa Thủy điện Buôn Tua Srah đảm bảo sản xuất, dân sinh vùng hạ du và cung ứng điện mùa khô năm 2024.

Đến lúc siết tài xế vi phạm thời gian lái xe

Đến lúc siết tài xế vi phạm thời gian lái xe

(PLO)- Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vé máy bay lễ 30-4, đắt như dịp tết

Vé máy bay lễ 30-4, đắt như dịp tết

(PLO)- Dịp lễ 30-4 và cao điểm hè, các công ty du lịch thường "ôm" lượng vé máy bay lớn cho khách đoàn, do vậy giá vé còn lại trên hệ thống bị đẩy lên cao.

EVNGENCO3 hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2024

EVNGENCO3 hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2024

(PLO)- Hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3) và 20 năm Tháng Thanh niên, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) tổ chức thực hiện chuỗi hoạt động tình nguyện thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ.

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

(PLO)- Dự báo nắng nóng vẫn tiếp diễn, sang tháng 4 và tháng 5 sẽ có những đợt nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng cả miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao nhất là trên 39 độ C.

‘Quy định ngưỡng, CSGT làm việc sao xuể’

‘Quy định ngưỡng, CSGT làm việc sao xuể’

(PLO)- Một trong những nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan đến việc có nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.