Gian hàng online – Ứớc mơ khởi nghiệp của chị em phụ nữ

 “Có gian hàng trên GoFood rồi, tôi sẽ ráng buôn bán, kiếm thêm thu nhập để được về thăm con thường xuyên hơn” - đôi mắt chị Kim Vi (33 tuổi, TP.HCM) lấp lánh niềm tin khi nói về gian hàng mới mở trên ứng dụng Gojek.

Kinh doanh và muôn vàn cái khó

 “Hồi đó tôi cũng muốn buôn bán này kia để phụ ông xã trang trải thêm cho gia đình. Nghĩ đi nghĩ lại một hồi chẳng biết làm gì, tôi đành mở quán nước ven đường ở Hóc Môn. Nhưng điều kiện không có, chẳng có khách mấy nên được mấy hồi là tôi bỏ bán”, chị Diệu Linh (30 tuổi, TP.HCM). Đây cũng là nỗi niềm của nhiều phụ nữ lao động khác, họ mong muốn làm kinh tế nhưng họ thiếu rất nhiều thứ để có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Khảo sát của Kantar Việt Nam và Google năm 2020 chỉ ra, có tới 73% phụ nữ Việt cho hay việc thiếu kỹ năng và kiến thức chính là khó khăn lớn nhất khi lập nghiệp. Với những phụ nữ lao động như chị Linh, chị Vi, khái niệm “kinh doanh” chỉ xoay quanh những công việc như quán nước, tiệm tạp hóa, gánh hàng rong... Không nhiều người trong số họ tiếp cận được với những hình thức kinh doanh hiện đại, có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thế hệ mới. Thậm chí khi có ý tưởng trong đầu, đa phần đều e dè vì không biết bắt đầu từ đâu.

Bên cạnh việc hỗ trợ học viên đăng ký gian hàng trên GoFood, Gojek còn khoản hỗ trợ tài chính 2 triệu đồng/gian hàng.

“Chồng chạy Gojek, tôi bán bao tay, khẩu trang ở chợ Lê Hồng Phong, mấy năm trước hai vợ chồng tôi tằn tiện qua ngày vẫn đủ sống. Thời gian giãn cách đã ảnh hưởng không ít đến thu nhập gia đình, tôi mới nghĩ hay là mở gian hàng online thử khởi nghiệp, kiếm tiền đóng học phí cho các con. Nhưng thật sự nếu đăng ký được gian hàng, tôi cũng không biết làm thế nào để kêu gọi khách mua đồ nhà mình hay quản lý gian hàng ra sao cho ổn” - chị Thúy Phượng (42 tuổi, TP.HCM) chia sẻ.

“Để không ai bị bỏ lại phía sau”: Tấm vé khởi nghiệp

Cùng chung niềm mong ước được “khởi nghiệp”, với mục tiêu biến tài năng và đam mê thành cơ hội cải thiện kinh tế gia đình, chị Vi, chị Linh và chị Phượng là ba trong số hàng chục chị em học viên của chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau - mùa 2” do Gojek Việt Nam phối hợp cùng CafeTek HTV và Nhà Văn hóa Phụ Nữ TP.HCM thực hiện.

Điều đặc biệt, họ đều là vợ, là chị, là mẹ các đối tác tài xế Gojek. Cá biệt còn có một số học viên đang làm đối tác tài xế Gojek nhưng muốn có thêm nguồn thu nhập mới hoặc chuyền nghề.

Tiếp nối thành công mùa 1, chương trình năm 2021 mang đến chuỗi hoạt động tập huấn, về kỹ thuật nấu nướng, pha chế các món ăn phổ biến, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia đến từ Nhà Văn hóa Phụ Nữ. Không chỉ vậy, các “chủ quán tương lai” còn được trang bị kiến thức bài bản, chi tiết về cách quản lý chi tiêu, cách vận hành một gian hàng online hiệu quả, thông qua các buổi đào tạo lập kế hoạch tài chính, tiếp thị thương hiệu…

Chương trình “Để không ai bị bỏ lại phía sau” là một phần trong sáng kiến GoForward của Tập đoàn Gojek, hướng tới mục tiêu cải thiện các cơ hội kinh tế - xã hội cho tất cả các bên tham gia trong hệ sinh thái Gojek. Đây cũng là cách thức vận hành của mô hình tạo dựng giá trị chia sẻ mà siêu kỳ lân này theo đuổi từ ngày đầu thành lập.

Với chị em phụ nữ trong khóa đào tạo, gian hàng online không chỉ là cơ hội làm kinh tế mới cho bản thân và gia đình, mà còn là nơi gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm thầm kín.

Với chị Vi, gian hàng chính là “tấm vé đoàn tụ” sớm với hai đứa con nhỏ. Theo chị Vi: “Hiện hai cháu ở với bà nội dưới Vĩnh Long, thi thoảng hè mới được lên chơi với ba mẹ. Mỗi lần về thăm con xong, hai vợ chồng cạn sạch tiền tiết kiệm, nên nhiều lúc nhớ con lắm mà cũng chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Tôi chỉ mong mình có gian hàng này rồi bán được thật nhiều, để được về thăm con nhiều hơn, rồi sớm có điều kiện đón các con lên ở cùng ba mẹ”.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới, với người tiêu dùng sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, để việc đáp ứng tất cả các nhu cầu của họ thì việc chuyển đổi thành doanh nghiệp số là một yêu cầu tất yếu đặt ra cho các cửa hàng kinh doanh vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Với sáng kiến của hãng Gojek, ước mơ khởi nghiệp của các chị em phụ nữ được chắp cánh, nhiều gia đình được tiếp sức với các cơ hội kinh tế mới để cải thiện sinh kế, từ đó giúp thắp lửa niềm vui cho nhiều mái ấm trong xã hội.

Nhà hàng, quán ăn khi muốn đăng ký hoạt động trên GoFood của Gojek chỉ cần cung cấp thông tin trên trang đăng ký trực tuyến vào bất kỳ lúc nào và hoàn toàn miễn phí. Cửa hàng sau khi gửi hồ sơ trực tuyến có thể hoạt động trên GoFood sau 10-14 ngày làm việc nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng yêu cầu.

Link đăng ký GoFood online tại  đây.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm