Sáng 3-6, Bộ TN&MT đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những điểm mới trong Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong đó, nội dung đáng chú ý là quy định mới về quản lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, trung bình mỗi năm tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt cả nước là 25 triệu tấn. Trong đó, chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp.
Riêng TP Hà Nội mỗi ngày phát sinh 6.000 tấn rác, tỷ lệ chôn lấp tới 90%, TP.HCM tỷ lệ chôn lấp cũng lên tới 69%. Tỷ lệ chôn lấp trực tiếp gây ra nhiều vấn đề môi trường và xã hội phức tạp. Việt Nam cũng chưa phân loại được rác tại nguồn nhằm thúc đẩy quá trình tái chế, tái sử dụng.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho biết công tác quản lý về chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là vấn đề chất thải rắn sinh hoạt trở thành điểm nóng về an ninh, chính trị tại một số địa phương.
Mặt khác, chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; chưa có các cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động phân loại, dẫn đến khối lượng phát sinh ngày một nhiều.
“Luật hiện hành chưa quy định theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền dẫn đến không khuyến khích được việc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải phát sinh và phân loại chất thải” – ông Hiền nói.
Ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường
Để khắc phục những hạn chế trên, dự thảo luật đã đưa ra các quy định mới về quản lý rác thải sinh hoạt tại đô thị. Theo đó, việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt phải tuân thủ các nguyên tắc như rác thải phải được phân loại trước khi thu gom xử lý, hộ không phân loại hoặc xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn các hộ khác.
Dự thảo luật đưa ra quy định khuyến khích người dân phân loại chất thải rắn tại nguồn thành 5 loại: Chất thải rắn có khả năng tái chế; chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.
Rác thải sinh hoạt phân loại sẽ được đựng trong các túi chứa rác riêng biệt do chính quyền địa phương quy định giá bán. Người dân sẽ trả tiền thu gom, xử lý rác bằng hình thức mua các túi đựng rác này.
Đối với loại rác thải có thể tái chế được, người dân có thể sử dụng các loại túi chứa rác bất kỳ, không phải trả tiền, thu gom xử lý. Tiền bán túi chứa rác theo dự tính có thể bù đắp từ 30-50% chi phí thu gom, xử lý rác tại các đô thị
"Việc này sẽ thúc đẩy người dân giảm thiểu lượng chất thải phát sinh vì rõ ràng việc phát sinh ít chất thải hơn đồng nghĩa với việc phải trả ít tiền hơn"-ông Hiền nói.
Để tăng tính khả thi, dự luật cũng đưa ra quy định về sự tham gia giám sát của các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp Hội, tổ dân phố, cộng đồng dân cư đối với việc tổ chức thực hiện và giám sát việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
Đại diện Tổng cục môi trường cho biết các quy định quản lý rác sinh hoạt như trên đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tại Hàn Quốc, khi đưa ra quy định này phải mất 5 năm mới thành công. Do vậy tại Việt Nam, các quy đinh trên nếu được Quốc hội thông qua cũng sẽ phải xây dựng lộ trình thực hiện trong thời gian dài.
(PLO)- Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi quy định người gây ô nhiễm phải trả tiền và khuyến khích người dân phân loại rác thải theo 5 nhóm trước khi mang đi bỏ...
(PLO)- Bộ Chính trị yêu cầu xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…; nghiên cứu, tham mưu về mô hình bỏ toà án, viện kiểm sát cấp huyện.
(PLO)- Bộ Chính trị giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ động sửa đổi Hướng dẫn 05/2022 của cơ quan này theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ ba trở lên...
(PLO)- Sau khi thực hiện đề án di dời nhà ven kênh sẽ tạo các khu đất dọc sông, kênh rạch có thể đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư hoặc đấu giá đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, các dự án thương mại dịch vụ...
(PLO)- Quyết tâm hoàn thành bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu trong tháng 3 này, tỉnh Đồng Nai đã lập Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng.
(PLO)- Theo Bộ GTVT, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 62, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Bộ sẽ tập trung triển khai phấn đấu đẩy nhanh tiến độ đàm phán ký kết hiệp định vay vốn vào cuối năm 2025, khởi công vào đầu năm 2026.
(PLO)- Đại diện Sở GTVT Hà Nội khuyến cáo người dân nên nộp hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe trên hệ thống dịch vụ công quốc gia, tránh tình trạng xếp hàng chờ đợi, mất thời gian.
(PLO)- Dự án rạch Xuyên Tâm còn một số vướng mắc về xác định đối tượng để lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với các trường hợp tự tách thửa mua bán, chuyển nhượng... đất bằng giấy tay, vi bằng.
(PLO)- TP.HCM đưa ra 2 giai đoạn chuyển đổi phương tiện xanh, đồng thời bắt đầu lập danh sách các vị trí đủ điều kiện để xây dựng, lắp đặt hệ thống các trạm sạc cho xe điện.
(PLO)- Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM đã có báo cáo Sở GTVT TP về sự cố hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, quận 7 bị ngập vừa qua.
(PLO)- Dự án đường trục Bắc - Nam TP.HCM có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, sau khi hoàn thành sẽ giải quyết bài toán ùn ứ ở khu vực phía Nam TP.HCM.
(PLO)- VEC tiến hành sửa chữa hư hỏng trên tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài – Lào Cai và tiến tới mở rộng đoạn Yên Bái – Lào Cai từ hai làn xe lên bốn làn xe.