Đơn vị xuất bản đang ‘đổ rác’ cho cơ quan quản lý

Theo ông Hòa, thực trạng trên khiến cho việc xử phạt là công việc mà tháng nào cũng phải thực hiện. Đơn cử, trong quý III-2016, cơ quan quản lý nhà nước đã xử lý 53 xuất bản phẩm vi phạm, trong đó có 27 xuất bản phẩm vi phạm về nội dung với các hình thức xử lý như yêu cầu nhà xuất bản tái bản phải sửa chữa; sửa chữa, đính chính lỗi sai; đình chỉ phát hành để sửa chữa; đình chỉ phát hành để thẩm định nội dung; yêu cầu các nhà xuất bản phê bình, nhắc nhở, rút kinh nghiệm trong khâu biên tập.

Trong khi đó, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đánh giá: “Thực tế công tác xuất bản trong đề tài văn học ở Việt Nam khoảng 20 năm lại đây cho thấy công tác biên tập đã cho ra mắt những cuốn sách chất lượng nghệ thuật quá yếu kém, nội dung tư tưởng sai lệch hoặc chưa phù hợp, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, xúc phạm nền văn hóa dân tộc, truyền bá lối sống ích kỷ, xa lạ và suy đồi, bôi nhọ cá nhân”.

Theo ông Thiều thì hầu hết cuốn sách như vậy được ra đời bởi công tác biên tập hay nói cụ thể là bởi các biên tập viên của các nhà xuất bản.

Số liệu tại hội thảo cho hay tính đến năm 2016, cả nước có 60 nhà xuất bản, 49 nhà xuất bản trung ương, 11 nhà xuất bản địa phương với tổng số lao động là gần 6.000 người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm