Nguồn vốn không chảy vào được nền kinh tế, dù đã có nhiều nỗ lực "bơm" vốn
Tại bài tham luận của "Kinh tế Việt Nam năm 2013: các xu hướng chính, vấn đề và triển vọng" tại Diễn đàn kinh tế mùa Xuân 2014 sáng nay (28/4), PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, cho rằng nền kinh tế Việt Nam năm 2013 đã kết thúc với những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, ông Thiên cho rằng, vẫn còn rất nhiều lý do để lo ngại về tính vững chắc của xu hướng ổn định, về triển vọng còn khá mong manh của quá trình phục hồi tăng trưởng.
"Trên thực tế, những nguyên nhân chính gây ra khó khăn cho nền kinh tế trong thời gian qua vẫn chưa được giải quyết". Nói cách khác, đằng sau những chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng đầy hy vọng, trong nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn các nhân tố gây bất ổn và rủi ro, bản tham luận viết.
Tại phần thảo luận đóng góp ý kiến liên quan tới bài tham luận, TS Trần Du Lịch, thành viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn nhưng nền kinh tế chưa đủ phục hồi và vẫn trì trệ, thiếu sức sống.
"Nền kinh tế ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe", ông Lịch nói.
Trong những vấn đề nảy sinh của nền kinh tế, ông Lịch cho rằng, vấn đề nổi lên rất lớn là nông nghiệp. Tình trạng được mua thì mất giá là vấn đề lớn. Chính vì vậy, ông Lịch kiến nghị Chính phủ xây dựng, có nghị quyết riêng liên quan tới lĩnh vực đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế.
Vấn đề thứ hai là nợ công. Theo TS Lịch, nợ công không phải "nhẹ nhàng" như chúng ta nghĩ, đặc biệt là nợ trung hạn hiện nay nếu không cẩn thận khi đến hạn trả thì sẽ không đủ khả năng trả nợ. Vì vậy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM kiến nghị kỳ họp quốc hội lần này phải có thảo luận riêng về vấn đề nợ công.
Thứ ba, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Chính phủ phát hành trái phiếu, Kho bạc Nhà nước thu tiền nhưng không giải ngân được mà lại gửi Ngân hàng Nhà nước lấy lãi. Ngân hàng Nhà nước thấy quá nhiều tiền thì lại mua ngược về. "Chúng ta định kích thích đầu tư, hỗ trợ thị trường nhưng vô nghĩa", TS Lịch nói.
Bằng chứng ông Lịch đưa ra là tín dụng ngân hàng không tăng được, gói tín dụng hỗ trợ thị trường bất động sản 30.000 tỷ đồng không giải ngân được.
Để giải quyết những vấn đề này, TS Trần Du Lịch đưa ra 3 giải pháp.
Thứ nhất, nếu năm 2014 đặt mục tiêu lạm phát 6-7% mà tăng trưởng không đạt được thì lạm phát thấp 4-5% không phải là thành thích mà là thất bại. "Chúng ta đã nhầm lẫn mục tiêu khi đang trả giá tăng trưởng để kiềm chế lạm phát mà lại không đạt mục tiêu thì trả giá làm gì".
Tiếp theo, TS Lịch cho rằng phải tính toán lại về tăng trưởng tín dụng và đầu tư dùng hết dư địa tăng trưởng.
Cuối cùng, để hỗ trợ cho thị trường bất động sản, Quốc hội phải có nghị quyết để gỡ vướng cho luật kinh doanh bất động sản hiện nay. Theo đó, không phải chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án bất động sản từ đầu mà cho phép đầu tư các dự án đang đầu tư dang dở. Điểm thứ hai cho phép tài sản hình thành trong tương lại được thế chấp tại tổ chức tín dụng. Thứ ba, các đơn vị xây chung cư thì tiền đó phải được gửi ngân hàng và ngân hàng có trách nhiệm vối các khoản giải ngân đó, để tránh các tiêu cực…. Nếu không gỡ khó được các vấn đề này, tất cả các chính sách về bất động sản không thể gỡ được.
"Trên thực tế, những nguyên nhân chính gây ra khó khăn cho nền kinh tế trong thời gian qua vẫn chưa được giải quyết". Nói cách khác, đằng sau những chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng đầy hy vọng, trong nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn các nhân tố gây bất ổn và rủi ro, bản tham luận viết.
Tại phần thảo luận đóng góp ý kiến liên quan tới bài tham luận, TS Trần Du Lịch, thành viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn nhưng nền kinh tế chưa đủ phục hồi và vẫn trì trệ, thiếu sức sống.
"Nền kinh tế ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe", ông Lịch nói.
Trong những vấn đề nảy sinh của nền kinh tế, ông Lịch cho rằng, vấn đề nổi lên rất lớn là nông nghiệp. Tình trạng được mua thì mất giá là vấn đề lớn. Chính vì vậy, ông Lịch kiến nghị Chính phủ xây dựng, có nghị quyết riêng liên quan tới lĩnh vực đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế.
Vấn đề thứ hai là nợ công. Theo TS Lịch, nợ công không phải "nhẹ nhàng" như chúng ta nghĩ, đặc biệt là nợ trung hạn hiện nay nếu không cẩn thận khi đến hạn trả thì sẽ không đủ khả năng trả nợ. Vì vậy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM kiến nghị kỳ họp quốc hội lần này phải có thảo luận riêng về vấn đề nợ công.
Thứ ba, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Chính phủ phát hành trái phiếu, Kho bạc Nhà nước thu tiền nhưng không giải ngân được mà lại gửi Ngân hàng Nhà nước lấy lãi. Ngân hàng Nhà nước thấy quá nhiều tiền thì lại mua ngược về. "Chúng ta định kích thích đầu tư, hỗ trợ thị trường nhưng vô nghĩa", TS Lịch nói.
Bằng chứng ông Lịch đưa ra là tín dụng ngân hàng không tăng được, gói tín dụng hỗ trợ thị trường bất động sản 30.000 tỷ đồng không giải ngân được.
Để giải quyết những vấn đề này, TS Trần Du Lịch đưa ra 3 giải pháp.
Thứ nhất, nếu năm 2014 đặt mục tiêu lạm phát 6-7% mà tăng trưởng không đạt được thì lạm phát thấp 4-5% không phải là thành thích mà là thất bại. "Chúng ta đã nhầm lẫn mục tiêu khi đang trả giá tăng trưởng để kiềm chế lạm phát mà lại không đạt mục tiêu thì trả giá làm gì".
Tiếp theo, TS Lịch cho rằng phải tính toán lại về tăng trưởng tín dụng và đầu tư dùng hết dư địa tăng trưởng.
Cuối cùng, để hỗ trợ cho thị trường bất động sản, Quốc hội phải có nghị quyết để gỡ vướng cho luật kinh doanh bất động sản hiện nay. Theo đó, không phải chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án bất động sản từ đầu mà cho phép đầu tư các dự án đang đầu tư dang dở. Điểm thứ hai cho phép tài sản hình thành trong tương lại được thế chấp tại tổ chức tín dụng. Thứ ba, các đơn vị xây chung cư thì tiền đó phải được gửi ngân hàng và ngân hàng có trách nhiệm vối các khoản giải ngân đó, để tránh các tiêu cực…. Nếu không gỡ khó được các vấn đề này, tất cả các chính sách về bất động sản không thể gỡ được.
Theo Lam Thanh (Dân Trí)