Nhu cầu nhân lực tập trung ở các ngành kinh doanh, thương mại (chiếm 20,16% tổng nhu cầu); điện tử, công nghệ thông tin; dịch vụ, phục vụ; cơ khí, tự động hóa; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; dịch vụ cá nhân, chăm sóc sức khỏe và y tế; dịch vụ thông tin tư vấn, chăm sóc khách hàng; dệt may, giày da; kinh doanh tài sản, bất động sản; tài chính, tín dụng, ngân hàng; kế toán, kiểm toán du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP cho biết năm 2021, nhu cầu nhân lực TP đã qua đào tạo chiếm 85,8%. Trong đó, nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp chiếm 25,21%, trung cấp chiếm 21,3%, cao đẳng chiếm 18%, đại học trở lên chiếm 21,29%.
Cụ thể, nhu cầu nhân lực trong quý I cần khoảng 70.000-75.000 chỗ làm việc, tập trung ở các doanh nghiệp đã và đang hoạt động ổn định sau thời điểm dịch bệnh bùng phát và có nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực ở các ngành kinh doanh, thương mại; dịch vụ phục vụ; dệt may, giày da; chế biến thực phẩm; hóa chất, nhựa, cao su; dịch vụ thông tin tư vấn, chăm sóc khách hàng; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; công nghệ thông tin; du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Trong quý II và III, nhu cầu nhân lực chuyển dịch theo hướng gia tăng lao động có trình độ, tay nghề và mỗi quý cần khoảng 68.600-74.400 chỗ làm việc. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực tập trung ở các ngành công nghệ thông tin, điện tử; cơ khí; hóa chất, nhựa, cao su; kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; dịch vụ cá nhân, chăm sóc sức khỏe và y tế; kế toán, kiểm toán; tài chính, tín dụng, ngân hàng; kinh doanh tài sản, bất động sản; du lịch - nhà hàng - khách sạn.
Riêng quý IV, phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục vụ tết Nguyên đán và hoàn thành kế hoạch năm. Nhu cầu nhân lực có xu hướng tăng ở lao động thời vụ, làm việc bán thời gian; ở các ngành kinh doanh, thương mại, dịch vụ phục vụ; công nghệ thông tin; cơ khí; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; dịch vụ thông tin tư vấn, chăm sóc khách hàng; du lịch, nhà hàng, khách sạn… với tổng cầu khoảng 71.950-77.100 chỗ làm việc.
Về cung nhân lực, đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP cho biết năm 2021, thị trường lao động TP phát triển theo hướng tăng dần tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Dự kiến lao động làm việc đạt trên 4,8 triệu người, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,74%; công nghiệp, xây dựng chiếm 32,45%; dịch vụ chiếm 65,81%.
Dự kiến lao động làm việc trong các doanh nghiệp trên 3,1 triệu người, trong đó lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước chiếm 4,09%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 72,89% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,02%.
(PLO)- Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng việc thu hút nguồn nhân lực vừa qua mới đạt được một vế là thu hút bằng tài chính trong khi nguồn lực TP có hạn, quan trọng là phải đổi mới tư duy.