Dự kiến cuối tháng 7-2024 khởi công Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

(PLO)- Dự án thành phần 2 thuộc dự án xây dựng công trình đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) hiện đang trong quá trình mời thầu gói thầu thi công xây dựng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 16-7, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Dự án thành phần 2 thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1.

Dự án thành phần 2 thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) có tổng diện tích đất thu hồi khoảng 83,345 ha. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp là 28,363 ha và tỉnh Tiền Giang là 54,982 ha.

Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu dự kiến khởi công vào cuối tháng 7-2024
Hội nghị sơ kết triển khai thực hiện Dự án thành phần 2 thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.

Số hộ bị ảnh hưởng là 665 hộ, trong đó, tỉnh Đồng Tháp là 188 hộ và tỉnh Tiền Giang là 477 hộ. Số hộ tái định cư là 182 hộ, trong đó, tỉnh Đồng Tháp là 44 hộ và tỉnh Tiền Giang là 138 hộ.

Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ hơn 191 tỉ đồng, trong đó giá trị bồi thường, hỗ trợ cho người dân là hơn 186 tỉ đồng. Đến nay, có 168/188 hộ (88,5%) đã nhận tiền; còn 20 hộ dân chưa nhận tiền.

Đối với địa bàn tỉnh Tiền Giang, tổng số vốn UBND huyện Cái Bè được giao để chi trả GPMB là hơn 1.002 tỉ đồng. Đến nay, huyện đã chi trả cho 476/477 hộ dân với số tiền hơn 827 tỉ đồng (đạt 99,9%), còn lại 1 hộ dân chưa nhận tiền.

cao-toc-Cao- Lanh- An-Huu (1).jpg
Ông Trần Văn Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tiền Giang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Tổng nhu cầu cát đắp nền và gia tải cho Dự án thành phần 2 khoảng 0,95 triệu m3. UBND tỉnh Đồng Tháp thống nhất cung cấp 300.000 m3 cát để thi công (đoạn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp). Phần khối lượng cát đắp còn lại khoảng 650.000 m3 dự kiến sử dụng nguồn cát từ các mỏ trên địa bàn huyện Cái Bè.

Về công tác lựa chọn nhà thầu, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành các gói thầu tư vấn và hiện đang mời thầu gói thầu thi công xây dựng. Ngày 22-7 sẽ mở thầu gói thầu thi công xây dựng. Dự án thành phần 2 dự kiến sẽ khởi công vào cuối tháng 7- 2024.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết đối với dự án thành phần 2, sau khi được Chính phủ giao nhiệm vụ, tỉnh đã khẩn trương lấy ý kiến người dân. Qua đó, người dân đồng thuận ủng hộ rất cao về việc triển khai dự án. Sau đó, tỉnh đã thực hiện các bước tiếp theo để triển khai dự án.

Ông Trần Văn Dũng ghi nhận sự đóng góp, tinh thần, trách nhiệm trong việc bàn giao mặt bằng cho dự án. Đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, UBND huyện Cái Bè tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân sớm bàn giao mặt bằng cho dự án.

Địa phương khẩn trương đôn đốc xét thầu và yêu cầu nhà thầu khẩn trương triển khai mặt bằng khu tái định cư và sớm hoàn thành để người dân đến đây sinh sống.

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang cũng kiến nghị UBND tỉnh Đồng Tháp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tỉnh Tiền Giang trong công tác GPMB đối với đoạn qua tỉnh Đồng Tháp.

Dự án thành phần 2 do UBND tỉnh Tiền Giang là cơ quan chủ quản. Dự án có điểm đầu giao với Dự án thành phần 1 tại Km16+000 thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại lý trình khoảng Km98+950 (cách nút giao An Thái Trung khoảng 1,8 km) thuộc xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Dự án thành phần 2 có tổng chiều dài khoảng 11,43 km; trong đó thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp khoảng 3,81 km và tỉnh Tiền Giang khoảng 7,62 km. Giai đoạn 1 quy mô dự án gồm 4 làn xe cao tốc hạn chế (mỗi làn xe rộng 3,5 m) với chiều rộng nền đường là 17 m, vận tốc khai thác 80km/h; giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 4 làn xe cao tốc (mỗi làn xe rộng 3,75 m) với chiều rộng nền đường là 24,75m, vận tốc khai thác là 100km/h.

Dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, có tổng mức đầu tư khoảng 3.856 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.255 tỉ đồng. Thời gian triển khai từ năm 2022-2027.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

50 công trình tiêu biểu ở TP.HCM được vinh danh

50 công trình tiêu biểu ở TP.HCM được vinh danh

(PLO)- 50 công trình tiêu biểu ở TP.HCM vừa được vinh danh phải đáp ứng nhiều tiêu chí như: Công trình xây dựng gắn liền với hình ảnh TP.HCM được trao tặng các giải thưởng uy tín trong nước và thế giới, có sự tham gia, đóng góp, cống hiến của nhiều tầng lớp nhân dân, có sự tham gia của nhiều nhà khoa học...

Canh Tiến – làng cuối cùng của tỉnh Bình Định đã được cấp điện

Canh Tiến – làng cuối cùng của tỉnh Bình Định đã được cấp điện

(PLO)-Ngày 26-4, tại xã Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Công ty Điện lực Bình Định (PC Bình Định) phối hợp cùng với chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành công trình cấp điện cho làng Canh Tiến từ lưới điện quốc gia.

Khởi công sửa chữa Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ

Khởi công sửa chữa Nhà thi đấu thể dục thể thao Phú Thọ

(PLO)- Lãnh đạo Sở VHTT TP.HCM cho biết, nhà thi đấu thể dục, thể thao Phú Thọ sau 20 năm tồn tại và phát triển đã xuống cấp, việc khởi công sửa chữa cải tạo là cấp thiết, hướng đến Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc năm 2026.

20 năm ngầm hóa lưới điện TP.HCM

20 năm ngầm hóa lưới điện TP.HCM

(PLO)- Hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM vốn chằng chịt dây điện, cáp viễn thông đã được ngầm hóa và thay vào đó là các tuyến phố rực rỡ cờ đỏ sao vàng.